Thực ra, đây không phải là một câu chuyện mới nhưng những ngày gần đây, hình ảnh một ngôi nhà lọt thỏm giữa đường cao tốc đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Khi tìm hiểu ra mới biết, sự việc này là ở Quảng Châu.

Thông tin này đã được đăng tải trên báo chí rồi, mình chia sẻ lại trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nha.

hình ảnh

Hình ảnh ngôi nhà chia đôi đường cao tốc, ảnh: CFF

Cụ thể, vào năm 2020, chính quyền thành phố Quảng Châuđã khánh thành một cầu cao tốc có tên là Hải Chu Dũng. Cây cầu cao tốc này nhanh chóng thu hút nhiều sự chú ý khi bị tách đôi và bẻ cong một đoạn đường. Lọt thỏm giữa hố đó là một ngôi nhà không chịu di dời. Người chủ sở hữu căn nhà đã nhất quyết không thay đổi quyết định và hiện đang phải sống giữa tiếng ồn xe chạy quanh nhà 24/7.

Đây không phải trường hợp đầu tiên các công trình đường xá tại đất nước tỷ dân phải xây “né” những ngôi nhà không chịu di dời. Những căn nhà mà chủ sở hữu từ chối chuyển đi để hỗ trợ công tác phát triển cơ sở hạ tầng được gọi là “nhà đinh”.

hình ảnh

Hiện nay gia đình này đang phải sống trong tiếng ồn cả ngày, ảnh: CF

Vì chủ nhà cứng đầu, các nhà phát triển đành phải xây dựng công trình xung quanh những căn nhà đó. Đôi khi, họ phá dỡ một phần tòa nhà và để chừa phần còn lại. Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất là căn nhà ở thành phố Ôn Lĩnh. Một cặp vợ chồng già không chịu di dời, nên các kỹ sư phải làm đường xung quanh nhà họ.

Đối với những ngôi nhà đinh, chủ nhà thường từ chối nhận bồi thường từ chủ đầu tư hoặc chính quyền. Đôi khi, họ yêu cầu số tiền quá lớn, dẫn đến tranh chấp đôi bên.

Truyền thông Trung Quốc từng ghi lại đoạn phim cho thấy ngôi nhà của người phụ nữ bị bó chặt giữa cây cầu cao tốc 4 làn xe ở thành phố Quảng Châu.

hình ảnh

Chủ nhà nhất quyết không rời đi dù các hộ khác đã rời đi, ảnh: CF

Bà Liang chính là chủ sở hữu của căn nhà cấp bốn lợp mái ngói, rộng 40m2 này. Trao đổi với phóng viên, bà nói rằng chủ tư đã không bồi thường cho bà một căn nhà thay thế lý tưởng, vì đó là một căn hộ gần nhà xác. Bà là người duy nhất trong số 47 căn hộ và 7 công ty còn trụ lại khu vực này. Những người khác đã chấp nhận lời đề nghị và chuyển đi vào tháng 9 năm 2019.

Chính quyền đã đưa ra cho bà Liang nhiều đề nghị, nhưng bà từ chối tất cả. Một trong những khoản đền bù lớn nhất bao gồm 2 căn hộ khác và khoản tiền mặt trị giá 1,3 triệu nhân dân tệ (khoảng 186.000 USD – tương đương 4,5 tỷ VNĐ). Bà đã đưa ra yêu cầu đền bù tới 4 căn hộ và 2 triệu nhân dân tệ (287.000 USD), một số tiền mà ai cũng cho là quá lớn so với căn nhà hiện có của bà.

hình ảnh

Sự việc đã tạo ra cuộc tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội, ảnh: dSD

Sau khi không đạt được thỏa thuận, chính quyền địa phương không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thay đổi dự án ban đầu, quyết định xây cầu bao quanh ngôi nhà đinh.

Câu chuyện ngôi nhà đinh không chịu di dời tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội. Hầu hết người dùng đều cho rằng người phụ nữ này đã quá tham lam, nhưng một số khác cũng ủng hộ quyết định của bà.

Quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất ở VN

1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ đời sống gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải tháo dỡ hoặc phá dỡ khi Nhà nước thu hồi đất thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chủ sở hữu nhà ở, công trình được sử dụng các nguyên vật liệu còn lại của nhà ở, công trình.

2. Đối với nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ hoặc phá dỡ toàn bộ hoặc một phần thì được bồi thường thiệt hại như sau:

a) Đối với nhà, công trình xây dựng bị tháo dỡ hoặc phá dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình xây dựng có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật về xây dựng;

b) Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị tháo dỡ hoặc phá dỡ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì được bồi thường thiệt hại theo thực tế.

3. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại thực tế về nhà, nhà ở, công trình xây dựng quy định tại Điều này để làm căn cứ tính bồi thường khi thu hồi đất; đơn giá bồi thường thiệt hại quy định tại Điều này bảo đảm phù hợp với giá thị trường và phải xem xét điều chỉnh khi có biến động để làm căn cứ tính bồi thường khi thu hồi đất.