Bạn muốn mở công ty cần phải hiểu các điều kiện khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Bài viết sau đây chúng tôi giải thích rõ hơn về các điều kiện này. 

Tìm hiểu điều kiện về các chủ thể thành lập doanh nghiệp

Chủ thể thành lập doanh nghiệp phải là tổ chức, cá nhân không thuộc các đối tượng bị cấm đều có quyền thành lập doanh nghiệp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp các cơ quan có thẩm quyền tiến hành hậu kiểm về điều kiện chủ thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp.

hình ảnh

Chủ thể một trong các điều kiện cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rất rõ các cá nhân, tổ chức không được thành lập doanh nghiệp. gồm có:

  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân
  • Các cơ quan nhà nước và đơn vị lực lượng vũ trang
  • Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc các cơ quan nhà nước và đơn vị lực lượng vũ trang
  • Người bị mất hoặc hạn chế hành vi dân sự
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị nhà nước hạn chế, cấm kinh doanh
  • Người bạn nhà nước cấm tham gia quản lý hoặc thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phá sản và pháp luật về phòng chống tham nhũng.
  • Khi cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm nếu phát hiện doanh nghiệp được thành lập bởi các tổ chức, cá nhân bị cấm thành lập doanh nghiệp ngay lập tức sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp đó.

Điều kiện về tên của doanh nghiệp

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp bạn cần nên rõ tên doanh nghiệp trong đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp gồm có 2 phần. Một là tiền tố nêu lên loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh,...Hai là tên riêng của công ty. 

hình ảnh

Tên doanh nghiệp phải đảm bảo thuần phong mỹ tục

03 hạn chế về tên doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp 2014 quy định 03 trường hợp bị hạn chế khi đặt tên cho doanh nghiệp. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu từng trường hợp cụ thể:

  • Thứ nhất, doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc cố tình gây nhầm lẫn với tên của bất cứ doanh nghiệp nào có trụ sở đặt tại phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
  • Thứ hai, nếu không được sự cho phép không được dùng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên cho doanh nghiệp dự định thành lập. 
  • Thứ ba, tên bạn định đặt cho doanh nghiệp không được chứa các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống văn hóa, đạo đức và trái thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp phần ngành nghề kinh doanh sẽ là yếu tố được cơ quan chức năng rà soát. Doanh nghiệp chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi ngành nghề đăng ký kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm đầu tư và kinh doanh. Pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện cấm đầu tư, kinh doanh đối với một số sản phẩm, dịch vụ sau:

  • Chất ma túy được quy định chi tiết tại Phụ lục I của Luật đầu tư 2014;
  • Các loại hoá chất, khoáng vật được quy định chi tiết tại Phụ lục I của Luật đầu tư 2014;
  • Mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã được quy định chi tiết tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loại thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên được quy định cụ thể tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư 2014;
  • Các hình thức kinh doanh mại dâm;
  • Mua bán nội tạng, cơ thể, bộ phận, mô trên cơ thể người;
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến vấn đề sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh pháo nổ.

Công ty cần thỏa mãn các điều kiện về vốn pháp định 

Luật pháp quy định rõ vốn pháp định đối với một số ngành nghề kinh doanh. Trong các quy định tại pháp luật chuyên ngành như luật thương mại, luật bất động sản, luật chứng khoán, luật bảo hiểm, luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng,...quy định rất cụ thể về vốn pháp định.

Đối với các ngành nghề quy định mức vốn pháp định cụ thể thì nhà đầu tư cần phải tuân thủ và đảm bảo số vốn tối thiểu khi thành lập. Đồng thời phải đảm bảo đủ mức vốn này trong suốt quá trình hoạt động. Nếu chủ đầu tư cố tình làm sai sẽ phải chịu hình phạt thích đáng do pháp luật quy định.

Công ty cần có địa chỉ trụ sở rõ ràng, cụ thể

Doanh nghiệp khi thành lập cần có nơi đặt trụ sở chính. Nơi này là địa điểm liên lạc, giao dịch với doanh nghiệp. Doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam phải có trụ sở đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ doanh nghiệp cụ thể phải có số nhà, hẻm, ngõ, ngách, đường, thôn, ấp, xóm, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh. Bên cạnh đó còn cần kèm theo số điện thoại, số fax và email.

Hiện nay pháp luật hiện hành cấm hành vi sử dụng căn hộ chung cư và mục đích không phải để ở. Do đó doanh nghiệp không được phép đặt trụ sở tại các căn hộ chung cư.

Doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ hồ sơ và đóng lệ phí

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ để nộp vào Sở Kế hoạch và Đầu tư. Khi đi nộp tổ chức, cá nhân cần phải đóng đủ lệ phí.

Một bộ hồ sơ được coi là hợp lệ khi có đầy đủ các giấy tờ đúng theo quy định. Nội dung khai trong hồ sơ phải đúng và đủ. Pháp luật quy định cụ thể và chi tiết hồ sơ của từng loại hình doanh nghiệp thành lập. Do đó tùy theo loại hình doanh nghiệp bạn muốn thành lập mà đảm bảo chuẩn bị đúng, đủ, hợp lệ các hồ sơ, giấy tờ.

Ngoài chuẩn bị hồ sơ khi nộp bạn cần đóng đủ lệ phí. Đây là các điều kiện bắt buộc để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.