Các cặp vợ chồng muốn có thai phải theo dõi ngày rụng trứng, chú ý vấn đề sức khỏe, tránh căng thẳng,...

hình ảnh

Nhiều cặp vợ chồng than cưới nhau về cả mấy năm trời vẫn chưa có tin vui trong khi các cặp khác lại "một phát dính ngay". Vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng mong con thường thắc mắc muốn có thai phải làm gì. Thực tế, việc có thai nhanh hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để tăng cơ hội thụ thai thành công, ngoài việc theo dõi ngày rụng trứng, các mẹ cần có sự chuẩn bị về sức khỏe, tránh những thói quen xấu,...

1. Theo dõi ngày rụng trứng

Khả năng thụ thai cao hơn trong kỳ rụng trứng. Vì vậy việc theo dõi chính xác ngày rụng trứng giúp bố mẹ có thể chủ động lên kế hoạch sinh con. 

- Đối với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày thì ngày rụng trứng nằm giữa chu kỳ, tức là ngày thứ 14. 

- Đối với chu kỳ kinh nguyệt không đều thì ngày rụng trứng là ngày đầu tiên có kinh rồi cộng thêm 13 ngày. 

2. Quan hệ tình dục đều đặn 3 lần/tuần

Quan hệ trước, trong và sau ngày rụng là tốt nhất, tức là ngày thứ 13, 14 và 15. Tuy nhiên, thời gian rụng trứng có thể không được xác định chính xác. Vì vậy việc chọn quan hệ tình dục đều đặn 3 lần/tuần là cách để nhanh có thai. 

Trứng sống khoảng 24 giờ sau khi rụng, còn tinh trùng sống được đến 7 ngày. Vì vậy để tăng cơ hội thụ thai thành công, vợ chồng nên quan hệ trước thời điểm rụng trứng. Sau khi quan hệ, mẹ nên nằm lại nghỉ ngơi để giúp trứng được di chuyển đến noãn dễ hơn. 

3. Ngưng rượu bia, hút thuốc lá

hình ảnh

Uống rượu, bia quá nhiều được chứng minh là có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở người mẹ và giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tinh trùng, chưa kể còn tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Các nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả những phụ nữ tiếp xúc với khói thuốc lá cũng gặp nhiều vấn đề khi mang thai hơn. Vì vậy vợ chồng cần tập bỏ những thói quen này trước khi lên kế hoạch sinh con. 

4. Hạn chế cafein

Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ nhiều caffeine có thể gây sảy thai. Lượng caffein an toàn cho bà bầu khoảng 100 miligam mỗi ngày. Tốt nhất các mẹ nên bỏ hẳn trong 3 tháng đầu.

5. Bổ sung axit folic trước khi sinh

Trong 3-6 tháng trước khi mang thai, người mẹ nên bổ sung axit folic 400 gram mỗi ngày. Theo các chuyên gia, thai nhi nhận đủ axit này trước vào trong giai đoạn đầu thai kỳ có có thể làm giảm đến 70% dị tật bẩm sinh não và cột sống. 

6. Ngủ đủ giấc

Nếu hỏi muốn có con nhanh phải làm gì thì ngoài những lưu ý trên, các mẹ cần ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc 7- 8 tiếng mỗi ngày giúp các mẹ tăng cơ hội thụ thai. Ngủ quá ít có xu hướng gặp nhiều vấn đề rụng trứng.

7. Tránh căng thẳng

Một số nghiên cứu cho thấy sự căng thẳng cao độ có thể gây khó khăn cho quá trình rụng trứng, làm trì hoãn khả năng thụ thai. Vì vậy để có thai nhanh hơn, người mẹ nên cố gắng kiểm soát tâm trạng, tìm cách thư giãn. Tuyệt đội không nên dùng thuốc khi có căng thẳng. Thay vào đó, làm những việc yêu thích, việc nhật ký, tập yoga có thể giúp mẹ đối phó với căng thẳng hiệu quả hơn. 


8. Khám sức khỏe tổng quát

hình ảnh

Chuẩn bị sức khỏe tốt là nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Ít nhất trước 3 tháng có con, bố mẹ nên có một cuộc khám tổng quát để kiểm tra các vấn đề sức khỏe tim mạch như huyết áp, cholesterol và các bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn hoặc vấn đề về tuyến giáp. Lần kiểm tra này cũng là một cơ hội tốt để tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc đang dùng không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

9. Khám răng

Nghe có vẻ không liên quan đến khả năng sinh sản, nhưng kiểm tra răng và nướu trước khi mang thai rất cần thiết. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và một thai kỳ khỏe mạnh. Phụ nữ mắc bệnh nướu răng không được kiểm soát dễ bị sẩy thai, sinh non và tiền sản giật. 

Ngoài 9 điều cần làm để có thai nhanh trên đây, bố mẹ đừng quên chú ý chế độ ăn uống của mình. Dinh dưỡng hợp lý và đủ chất, bổ sung rau quả tươi là điều kiện quan trọng cho một thể chất lành mạnh. Thể trạng tốt giúp mẹ tăng cơ hội thụ thai và trải qua một thai kỳ khỏe mạnh. 

Nguồn: https://www.parents.com/getting-pregnant/pre-pregnancy-health/general/before-getting-pregnant/