Ngày nay, dễ dàng nhận thấy rất nhiều trẻ em bị cận thị và phải đeo kính từ khi còn quá nhỏ. 

Thường thì mọi người đều nghĩ con bị cận thị là do người lớn cho con xem tivi, điện thoại thường xuyên. Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân này, trẻ bị cận thị còn là do sai lầm của người nuôi dưỡng bé ở giai đoạn sơ sinh.

Mới đây, một bà mẹ ở Trung Quốc cảm thấy rất sốc khi bé nhà chị chỉ mới hơn 1 tuổi nhưng đã bị cận thị. Do thấy mắt bé nheo nheo nên chị cho con đi khám và phát hiện bé mắc tật khúc xạ.

Cả hai vợ chồng chị không bị cận thị nên loại trừ khả năng bé bị cận thị do di truyền. Nhờ bác sĩ tư vấn, chị hiểu được nguyên nhân tại sao mắt con sớm gặp vấn đề. Chị cũng chia sẻ trường hợp của con mình để nhắc nhở các mẹ đừng mắc phải 3 sai lầm sau nếu muốn bảo vệ mắt bé sơ sinh.

Treo đồ chơi ở cố định một vị trí

Đồ chơi treo nôi có thể giúp bé phát triển thị giác, khả năng quan sát và khả năng tập trung rất cao. 

Tuy nhiên, mẹ lưu ý nên thường xuyên thay đổi vị trí đồ chơi để bé có thể thay đổi góc nhìn. Nếu con chỉ chăm chăm nhìn vào một chỗ cố định, về lâu dài có thể làm cho mắt bé bị lác, giảm thị lực.

hình ảnhẢnh minh họa - Nguồn ảnh: sohu

Bật đèn trong phòng ngủ của bé

Khi trẻ ngủ, mẹ nên tắt đèn hoặc dùng đèn ngủ trong phòng bé. Thường khi ngủ, cơ mi của bé sẽ khép lại và đôi mắt bên trong được thư giãn thật sự. Nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng đèn, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, đồng tử có thể sẽ co giãn và cơ mi không được nghỉ ngơi.

Theo đó, việc bật đèn ngủ trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của trẻ.

Ngoài ra, không nên để con ngủ gần cửa sổ có ánh sáng mạnh vào mùa hè. nếu không thể thay đổi vị trí thì nên kéo rèm khi con ngủ.

hình ảnh


Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: sohu

Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mạnh

Dưới 3 tuổi là giai đoạn rất nhạy cảm với thị giác của trẻ. Đặc biệt, trong mắt của trẻ có một vùng được gọi là “điểm vàng”. Vùng “điểm vàng” này sẽ có những phản ứng với các loại ánh sáng. Nếu ánh sáng quá mạnh, điểm vàng sẽ rơi vào tình trạng bị sưng và nhiều trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến giảm thị lực, mù lòa.

Mặt khác, nếu ánh sáng xanh gây hại cho mắt người nói chung thì với trẻ sơ sinh, đôi mắt non yếu của chúng còn dễ bị tổn thương gấp nhiều lần. Ánh sáng xanh chủ yếu có trong ánh nắng mặt trời. Ngoài ánh nắng mặt trời thì nhiều thiết bị như đèn huỳnh quang, đèn LED, tivi, điện thoại… cũng phát ra ánh sáng xanh.

Khi trẻ được từ 1 đến 2 tuổi thì có khoảng 70 đến 80% ánh sáng xanh có thể xuyên qua thủy tinh thể tới võng mạc. Với trẻ nhỏ, nhất là với những trẻ sơ sinh thích “tìm chỗ sáng”, mẹ nên đặt trẻ nằm ở vị trí mắt trẻ không thể nhìn trực tiếp vào ánh đèn.