Theo một cuộc khảo sát, hơn 75% cha mẹ không thích hành vi con cãi chem chẻm. Cha mẹ đừng vội buồn vì đó là dấu hiệu của đứa trẻ thông minh đấy ạ.

Hầu hết cha mẹ đều thích con mình là đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời. Họ đặc biệt không thích con cãi cha mẹ chem chẻm. Cha mẹ cho đó là hành vi xấu của trẻ. Họ sẽ nghiêm trị bằng cách phạt đòn hoặc la mắng để con bỏ tính xấu này.

Trên thực tế, trẻ 3-15 tuổi (kể từ khi thiết lập sự tự nhận thức cho đến tuổi dậy thì) sẽ có các mức độ nói chuyện khác nhau. Cha mẹ không thể tránh bị con cãi chem chẻm mà chỉ có thể đối phó với hành vi này của con.

3 thói hư tật xấu của trẻ khi ngủ chứng tỏ con có IQ cao, lớn lên rất thông minh

Tại sao trẻ thích cãi lại, tranh luận với cha mẹ?

hình ảnhẢnh minh họa: webstockreview

Khi còn là một đứa trẻ, sự phát triển nhận thức và khả năng phán đoán của bé bị hạn chế, vì vậy con sẽ nghe theo những gì cha mẹ nói. Nhưng khi trẻ bắt đầu có ý thức mạnh mẽ về bản thân, đứa trẻ sẽ không dễ dàng “nhượng bộ” mà sẽ “cãi tay đôi” khi mâu thuẫn với cha mẹ.

Nếu cha mẹ ra lệnh hoặc ép trẻ làm mọi thứ vào lúc này, khi đứa trẻ cảm thấy rằng quyền của mình bị tước đoạt, nhưng không thể cưỡng lại, trẻ sẽ dùng lời nói để tìm sự cân bằng tâm lý.

Trên thực tế, cãi lại là dấu hiệu cho sự trưởng thành, chứng tỏ rằng ý thức độc lập của trẻ đang trở nên mạnh mẽ hơn, không hài lòng với việc được sắp xếp và kiểm soát.

Xét ở một góc độ khác, cãi lại thật sự là một hình thức giao tiếp. Cần hiểu rằng tranh luận cũng quan trọng trên con đường trưởng thành của trẻ.

Cãi lại không phải là một điều xấu

Theo nghiên cứu tâm lý học trẻ em Đức, những đứa trẻ có thể tranh luận với cha mẹ sẽ tự tin, sáng tạo và mạnh mẽ hơn trong các kỹ năng giao tiếp khi chúng lớn lên.

Trẻ cãi chem chẻm không phải là một điều xấu, chưa kể thích cãi hay thích tranh luận lại có rất nhiều lợi thế đối với sự phát triển của bé.

1. Khả năng tư duy độc lập mạnh hơn

Theo một nghiên cứu của Đại học Princeton, nhóm trẻ 2-5 tuổi thích cãi lại có khả năng phân tích, phán đoán mọi việc và đưa ra quyết định độc lập khi lớn lên. Nhóm trẻ 2-5 tuổi ngoãn ngoãn, vâng lời có khả năng phán đoán, làm việc độc lập yếu hơn và thường phải dựa dẫm người khác.

Nói cách khác, đứa trẻ càng hay cãi càng có nhiều ý kiến ​​và khả năng suy nghĩ độc lập càng mạnh mẽ.

2. Tư duy logic và kỹ năng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn

“Đấu võ mồm” với cha mẹ, trẻ cần tập trung vận dụng trí óc để phân tích, lập luận bác bỏ quan điểm của cha mẹ, bày tỏ chính kiến ​​và bảo vệ quyền và lợi ích của chúng.

Việc tranh luận với cha mẹ đến cùng để đạt được mục đích thật sự về lâu dài có lợi về mặt giao tiếp trong học tập và công việc.

3. Kiểm soát cảm xúc tốt

Khi một đứa trẻ cư xử tốt, nó có thể không tin tưởng vào môi trường xung quanh, bởi vì nó thiếu cảm giác an toàn và không dám làm sai, vì vậy nó sẽ cư xử ngoan ngoãn.

Cãi lại có nghĩa là trẻ em có thể thể hiện cảm xúc bên trong của chúng. Nhiều trẻ không bao giờ cãi lại không phải vì chúng không được phép, bị kìm nén hoặc kiểm soát.

So với những đứa trẻ cãi lại và dùng lý trí với cha mẹ, những đứa trẻ im lặng sau khi bị la mắng thật sự đáng lo ngại. Đây là một biểu hiện của tổn thương tâm lý.

Đối phó với đứa trẻ hay cãi chem chẻm, cha mẹ ra lệnh hoặc ép buộc con làm việc đó, nó chỉ dẫn đến sự tranh chấp quyền lực. Hãy dùng giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ bình tĩnh. Trong nhiều trường hợp, không phải trẻ cố tình làm cha mẹ tức giận mà chỉ muốn bày tỏ nhu cầu của chúng, hoặc chúng không hiểu ý của cha mẹ. Vì vậy cha mẹ hãy lắng nghe lời giải thích của con. Cuối cùng đi đến thỏa hiệp để cả hai đều cảm thấy hài lòng, trẻ vui vẻ chấp nhận.

­­Nguồn: QQ