Cho con tập ăn quá sớm gây tổn hại cho trẻ, con mới 5 tháng tuổi mà bị bệnh thận nói ra không ai tin nổi.

Nhiều cha mẹ không biết nghĩ gì mà thiếu kiến thức nuôi con nhỏ nghiêm trọng. Mà dù thiếu kiến thức cũng sẽ biết trẻ dưới 6 tháng không thể ăn gì ngoài sữa. Đằng này con mới sinh 3 ngày đã bắt đầu cho ăn thức ăn dặm, hậu quả là con 5 tháng tuổi bị sỏi thận do cách cha mẹ cho ăn uống. Nói ra mà không thể tin nổi luôn đó các mẹ.

Bé 5 tháng tuổi bị sỏi thận do cha mẹ cho ăn quá sớm

Dạo trước em nghe tin một em bé 5 tháng tuổi bị sỏi thận ở Tứ Xuyên, cũng thấy là lạ là mới 5 tháng tuổi, toàn ti sữa mẹ thôi thì làm sao bị sỏi thận. Đến lúc rõ được câu chuyện thì không tin được luôn.

hình ảnh

Ảnh: qdcypf

Bé được đưa đến bệnh viện trong tình trạng có dấu hiệu suy thận cấp, 20 tiếng liền không thể đi tiểu, toàn thân bị sưng phù. Tình trạng suy thận cấp có thể dẫn đến tăng kali máu, gây ngưng tim, nguy hiểm tính mạng.

Sau khi siêu âm, bác sĩ phát hiện con bị sỏi thận cần mổ cấp cứu, sau cuộc phẫu thuật thành công, con đã có thể thải được nước tiểu đục lẫn sỏi, cơ thể dần bớt sưng tấy và hồi phục.

Nói về thắc mắc vì sao một đứa bé 5 tháng tuổi lại bị sỏi thận, câu trả lời của cha mẹ khiến bác sĩ không thốt nên lời. Cha mẹ bảo rằng 3 tháng rưỡi đã cho bé ăn dặm, dần về sau, con được cho uống cả những loại sữa của người lớn. Do hệ tiêu hóa còn quá non nớt, dẫn đến việc hấp thu quá tải thức ăn kiểu người lớn dẫn đến sỏi thận.

hình ảnh

Ảnh: QQ

Theo bác sĩ ở đó cho biết, trường hợp trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị sỏi thận nhập viện cũng không phải là hiếm, nguyên nhân đều đến từ lỗi nặng trong cách cho con ăn uống của cha mẹ.

Sai lầm khi cho con ăn uống hại sức khỏe con

1. Cho con ăn dặm quá sớm

WHO khuyến nghị cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn và khuyến khích các bà mẹ có thể cho trẻ bú mẹ cho đến khi 2 tuổi nếu có điều kiện. Trong một số trường hợp bất khả kháng mẹ không thể cho con bú, thì có thể thay thế bằng sữa bột công thức.

Tuyệt đối không bắt đầu cho con ăn dặm quá sớm. Thông thường nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi và muộn nhất là 8 tháng, cũng đừng tùy tiện nêm thêm muối vào thức ăn con.

hình ảnh

Ảnh: health

Vì sự phát triển chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên thức ăn dặm cần được bổ sung theo quy trình từ loãng đến đặc, từ mịn đến rắn, từ nhỏ đến lớn và từ đơn đến nhiều.

2. Sữa bột quá đặc, không cân đối

Một số người nghĩ rằng pha sữa bột đặc hơn sẽ bổ dưỡng hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, chức năng đường ruột và thận chưa phát triển hoàn thiện, sữa bột quá đặc, vượt quá khả năng tiêu hóa và hấp thụ của đường ruột dễ gây táo bón, khó tiêu, đồng thời sẽ làm tăng gánh nặng cho thận của em bé và ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi.

3. Uống nước khoáng trong thời gian dài

Sữa mẹ, sữa công thức và thức ăn dặm của trẻ đều có chứa khoáng chất đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ, nếu uống nhiều nước khoáng trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và gây khó tiêu. Một số cha mẹ cho rằng pha sữa bột bằng nước khoáng sẽ tốt hơn, nhưng thực tế lại không tốt. Nếu dùng nước khoáng để pha sữa sẽ làm cản trở hấp thu các nguyên tố vi lượng trong sữa bột.

4. Cho ăn thịt quá nhiều

Thịt có hàm lượng chất béo cao sẽ làm giảm lượng canxi có thể kết hợp trong ruột, tăng hấp thu oxalat, do đó làm tăng nguy cơ sỏi thận. Nên kết hợp chế độ ăn thịt và rau, bổ sung nước kịp thời theo nhu cầu của bé, không thay nước uống bằng sữa đậu nành, sữa nước, nước trái cây…