Chà là có nhiều lợi ích sức khỏe đối với người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt bà bầu ăn chà là với lượng hợp lý còn giúp chuyển dạ nhanh, sinh con ít đau.

hình ảnh

Ảnh minh họa: Internet

Cơn đau chuyển dạ là nỗi ám ảnh của không ít các mẹ bầu trước khi bước vào ca vượt cạn. Thay vì lo lắng, bà bầu nên bổ sung chà là vào chế độ ăn uống của mình trong những tuần cuối thai kỳ. Bởi vì bà bầu ăn chà là giúp chuyển dạ nhanh, sinh con ít đau. 

Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100gram chà là

Chà giàu các chất dinh dưỡng có lợi đối với thai kỳ. Theo chuyên gia dinh dưỡng, 100gram chà là cung cấp:

Calo: 277Kcal

Protein: 1,8g

Chất xơ: 6,7g 

Folate:  15mcg

Sắt: 0,9mg

Vitamin:; K: 2,7mcg

Magiê:  54mg

Kali: 696mg

4 tuần cuối thai kỳ, bà bầu ăn chà là giúp chuyển dạ nhanh, sinh con ít đau

Các nghiên cứu cho thấy trong vài tuần cuối của thai kỳ bà bầu ăn chà là giúp chuyển dạ nhanh, sinh con ít đau đớn. Sau các thử nghiệm, các chuyên gia nhận ra rằng việc người mẹ mang thai tiêu thụ loại trái cây này có thể làm mểm cổ tử cung, giảm thời gian chuyển dạ, do đó giảm việc dùng oxytocin kích thích chuyển dạ. 

Ngoài ra, trước khi lên bàn sinh bà bầu ăn chà là cũng cung cấp năng lượng đánh kể cho quá trình chuyển dạ, thúc đẩy các cơn co tử cung. Ăn chà là trước khi sinh có thể giảm bớt cơn đau chuyển dạ cũng như giảm tỷ lệ xuất huyết sau sinh. 

8 lợi ích của chà là đối với phụ nữ mang thai

hình ảnh

- Cung cấp năng lượng: Khi mang thai, mẹ cần nhiều năng lượng hơn bình thường. Tiêu thụ một ít chà là mỗi ngày sẽ cung cấp lượng đường cần thiết, cùng với các chất dinh dưỡng khác.

- Giảm táo bón: Chà là giàu chất xơ, chúng giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp giảm táo bón thai kỳ. Chà là cho mẹ cảm giác nhanh no, giúp giảm mức cholesterol và giúp duy trì cân nặng ở mức an toàn.

- Cung cấp protein: Chà là cung cấp hàm lượng protein đáng kể, giúp sản xuất axit amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể thai nhi.

- Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Chà là chứa folate. Folate ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh của thai nhi. WHO khuyến cáo bổ sung folate và ăn thực phẩm giàu folate trước và trong khi mang thai để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh này.

- Bổ sung sắt ngừa thiếu máu: Chà là chứa một lượng sắt đáng kể có thể hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai. Sắt duy trì huyết sắc tố trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch của cả mẹ và em bé.

- Cân bằng nước - muối: Chà là chứa kali, duy trì cân bằng nước-muối, điều hòa huyết áp và tránh chuột rút. Thiếu hụt khoáng chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ.

- Cung cấp vitamin K cho em bé: Vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu và phát triển xương. Người mẹ tiêu thụ chà là trong thời gian mang thai và sau sinh sẽ giúp bé nhận lượng vitamin này thông qua sữa mẹ.

- Phát triển xương và răng thai: Magiê là một khoáng thiết yếu trong thai kỳ vì nó giúp hình thành răng và xương cho thai nhi. Đồng thời, nó cũng có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp của mẹ. Bà bầu ăn chà là có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu khoáng chất này. Bổ sung đủ magie giúp ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp mãn tính, tiền sản giật, rối loạn chức năng nhau thai và chuyển dạ sớm.

Thời điểm thích hợp trong thai kỳ để ăn chà là

Mẹ có thể ăn chà là ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Điều quan trọng là kiểm soát số lượng tiêu thụ. 

- 3 tháng đầu: Mẹ bầu ăn chà là ở lượng chừng mực giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Nếu có vấn đề về lượng đường trong máu hoặc strep nhóm B, mẹ càng chú ý về lượng tiêu thụ. 

- 3 tháng giữa: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì ở giai đoạn này mẹ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

- 3 tháng cuối: Bắt đầu từ tuần 36, tức là 4 tuần trước khi sinh, mỗi ngày ăn 6 quả chà là giúp chuyển dạ nhanh, sinh con dễ dàng hơn. 

Tác dụng phụ khi bà bầu ăn quá nhiều chà là 

Chà là không có bất kỳ tác dụng phụ nào nếu bà bầu ăn ở lượng vừa phải. Tuy nhiên, chà là thường được tiêu thụ ở dạng khô nên có hàm lượng calo cao và đường khá cao, bà bầu ăn nhiều chà là có thể gặp tác dụng phụ:

- Tăng cân quá mức;


- Tăng lượng đường trong máu;


- Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ;


- Sâu răng trong trường hợp vệ sinh răng miệng kém.

Nguồn: momjunction