Chị mang thai bé này là bé thứ 2, bé thứ nhất thì chị khổ sở vì chuyện nghén ngấm. Đến bé thứ 2, từ khi biết mình có thai, chi bắt đầu lo sợ về thời điểm “kinh hoàng” của sự nghén. Nhưng đến giữa tháng thứ 2 của thai kì, mọi thói quen ăn uống của chị vẫn không có gì bất thường. Trái lại, chồng chị bắt đầu xuất hiện những biểu hiện nghén thay vợ:


- Vợ ơi, anh sợ mùi thức ăn lắm!


- Sao lại thế, hay anh ốm rồi?


- Anh chỉ thèm ăn kẹo lạc thôi... Hôm rồi anh ăn hết 1kg kẹo vẫn thấy thèm vợ à hix hix.


-Hả?? Bình thường anh có ăn bao giờ đâu... Thôi chết, anh nghén thay em rồi!



Chị kể lại quãng thời gian đó: “Chồng tôi vật vã, ốm lên ốm xuống. Cứ ngửi thấy mùi thức ăn là nôn khan. Bình thường anh ấy không bao giờ động đến bánh kẹo, đồ ngọt. Vậy mà lúc này lại ăn bánh kẹo thay cơm. Có lần tôi mắt tròn mắt rẹt nhìn anh ấy trong vòng 30 phút “chiến” hết 1kg kẹo lạc. Ăn xong vẫn con thấy thòm thèm”.


Ngoài nghén ăn, chồng chị còn bị nghén ngủ. Từ ngày vợ bầu, anh ngủ lì bì cả ngày cả đêm, hở ra lúc nào là ngủ. “Có hôm về nhà ngoại chơi, vừa chào bố mẹ xong đã không thấy chồng đâu. Tôi tưởng anh ấy chạy đi bắn chim với mấy ông bạn hàng hàng xóm. Ai ngờ, đến 7 giờ tối thấy chồng lù lù từ trên tầng đi xuống. Hỏi ra mới biết anh chồng “trốn” lên tầng 3 ngủ từ lúc về (9 giờ sáng)…”.



Đến tháng thứ 4, chồng chị lại sinh ra chứng quái đản hơn là thích ăn khoai lang sống. Về quê, lần nào anh cũng “hùng hục” chở lên Hà Nội cả chục cân khoai. Ngày nào gọt sẵn 5-6 củ “thủ” sẵn trong cặp đi làm. Đến cơ quan, khi mọi người đi ăn thì anh ở lại phòng “thưởng thức” món khoai lang sống. Sang tháng thứ 5, tình trạng ốm nghén mới giảm dần, rồi hết hẳn. 3 tháng ốm nghén thay vợ, anh chồng từ 75 cân gầy xọp tọp xuống còn 70 cân.



"Nhìn cảnh chồng ốm nghén vật vã khổ sở vừa thương vừa buồn cười. Mẹ mình mách dùng mẹo đợi lúc chồng ngủ thì trèo qua bụng chồng, như vậy chồng sẽ hết nghén. Mình đã thử làm vài chục lần nhưng chẳng thấy có gì thay đổi. Sáng ra vẫn thấy chồng chạy vội vào nhà về sinh để nôn. Mình cũng không hiểu vì sao chồng mình lại ốm nghén như thế. Nhưng nói thật cũng cảm thấy mình rất may mắn vì được chồng chia sẻ phần nào cảm giác cùng mang thai đến ngày con khỏe mạnh chào đời", chị tâm sự.



Với anh, có lẽ 3 tháng nghén thay vợ là những “ngày kinh hoàng” nhất, mọi sinh hoạt bị đảo lộn, ý thích thay đổi đến bất ngờ, cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái lơ lửng,mệt mỏi.



“Nhờ trải qua thời kì nghén mà thấy thương và yêu vợ hơn. Thế mới biết, để có được một sinh linh, người phụ nữ đã phải chịu đựng những gì…”, anh cười tươi nói.



Có thể nói, những người chồng biết ốm nghén thay vợ là những người đàn ông vô cùng yêu vợ. Vì khi được trải qua một lần nghén thay vợ, được đồng cảm, thấu hiểu với những khó khăn, vất vả của vợ mình mỗi lần sinh nở, người chồng sẽ càng thêm yêu và trân trọng những hy sinh của vợ hơn. Họ sẽ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ vợ chăm sóc con cái, gìn giữ hạnh phúc gia đình.



Chúc cho các ông chồng của các mẹ WTT đều có ít nhất một lần được nghén thay vợ ;).



ST