Thời tiết cứ thay đổi là con em lại bị ho đờm, mũi dãi cứ xanh lè ấy. Đợt trước em chưa biết cách rửa mũi cho con, vì cứ ghê ghê sợ con đau, nên cứ khi con bị mũi trắng chỉ tra nước muối sinh lý thôi. Khổ thân, con đi lớp 1,2 hôm sau là đờm mũi đã bị chuyển sang mủ xanh mủ vàng đặc sệt, tanh lòm. Rồi đờm chảy xuống họng, vào tai, gây viêm họng, ho khù khụ cả đêm còn làm con bị viêm tai giữa nữa.



Nhưng trộm vía, từ cái lần đi khám, được chị bác sỹ hướng dẫn cách rửa mũi cho con, rồi còn dặn đủ thứ. Khi nào thấy con bị sổ mũi, thì hãy rửa mũi cho con vừa giúp con dễ chịu hơn, vừa làm sạch vi khuẩn. Thế nên từ lúc ấy, con em cũng bớt ốm hơn, hoặc có ốm thì cũng nhanh khỏi.



Để em hướng dẫn các chị cách rửa mũi cho con, cả lúc còn bé cho đến khi lớn hơn nha.



Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị sổ mũi



Ở độ tuổi này, con vẫn còn nhỏ và chưa biết nhiều, nên rất sợ rửa mũi và tra mũi. Nhưng khi con bị mũi đờm đặc, mẹ vẫn nên rửa mũi để giúp con thông thoáng, dễ chịu và hạn chế viêm nhiễm. Cố gắng dỗ dành để con hợp tác, tránh thực hiện các thao tác hút mũi một cách thô bạo có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của con.



Cách thực hiện như sau: Chỉ với 1 chai nước muối sinh lý (chai nhỏ, có đầu tròn), một dụng cụ hút mũi, vài khăn sữa, mẹ có thể rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi như sau:




Bước 1: Đặt bé nằm đúng tư thế. Hãy cho bé nằm nghiêng, có gối đầu. Ở gối, mẹ lót một hoặc vài khăn sữa để tránh nước mũi chảy xuống bẩn gối. Mẹ cũng để sẵn khăn sữa bên ngoài để lau cho bé sau khi đã rửa mũi xong.



Bước 2: Mẹ một tay giữ đầu, một tay nhẹ nhàng đặt chai nước muối vào bên mũi bé (tức là nếu bé nằm nghiêng qua phải thì mẹ đặt chai nước ở lỗ mũi bên trái và ngược lại) rồi bóp chai nước muối thật nhanh để nước mũi chạy từ lỗ mũi này sang lỗ mũi bên kia, mang theo cả chất nhày, đờm đặc… Nguyên tắc là luôn xịt nước muối vào lỗ mũi cao hơn, và xịt nhanh (vì khi xịt bé sẽ hơi hoảng hốt, giẫy đạp thì không tác dụng). Sau khi xong bên này, mẹ cho bé nằm nghiêng qua bên kia và cũng làm thao tác tương tự. Khi nào nước chảy ra trong, không có đờm nữa là mũi bé đã sạch.



Sau khi đã rửa mũi xong, mẹ lau mũi sạch rồi tra 1 vài giọt nước muối sinh lí vào 2 lỗ mũi, hoặc nhỏ thuốc mũi của bé (nếu có). Thế là xong cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi rồi đấy ạ. Đơn giản và cũng dễ làm lắm. Rửa vài lần, cả con và mẹ đều biết rồi thì cũng không sợ như lần đầu nữa.



Đối với trẻ lớn



Trẻ lớn đã có thể xì mũi, nhưng bé xì không hết nên vẫn còn nước mũi, đờm đặc bên trong cánh mũi. Mẹ có thể giúp bé làm sạch mũi bằng cách rửa bằng nước muối sinh lý với dụng cụ rửa mũi chuyên dụng. Ví dụ như: bình rửa mũi, lọ rửa mũi, hoặc nếu dùng xi lanh thì các mẹ nhớ dùng kết hợp với đầu mút silicon mềm để không làm đau hoặc làm xước niêm mạc mũi của con.





Cách rửa:



Với trẻ lớn, thao tác rửa mũi sẽ nhanh hơn. Các mẹ cho con ngồi hoặc đứng nhưng đầu hơi nghiêng và cúi để dễ bơm nước muối vào lỗ mũi. Mẹ một tay cầm dụng cụ hút mũi đặt ống hút sát lỗ mũi cao hơn của bé, một tay giữ chặt đầu con. Sau đó bóp nhẹ vào dùng cụ để nước muối chảy từ lỗ mũi bên này sang lỗ mũi bên kia. Làm lần lượt với cả hai bên mũi cho đến khi nước chảy ra trong là ok nhé.



Sau khi rửa mũi xong, mẹ dặn bé tự xì mũi cả hai bên để đảm bảo nước và đờm đã trôi ra hết. Mẹ lấy khăn lau sạch lại mũi cho bé.



Việc hút mũi đối với trẻ rất quan trọng nếu bé bị sổ mũi. Các bác sĩ khuyên mẹ nên rửa mũi cho bé mỗi ngày 2-3 lần khi bé bị đờm nhớt trong mũi, bình thường thì không cần. Như vậy hệ hô hấp của bé sẽ được làm sạch và bé mau khỏi bệnh. Hút mũi cũng khiến bé hô hấp dễ dàng hơn, bé đỡ bị nôn ói vì nhiều đờm, và việc thở dễ giúp bé đỡ quấy khóc, khó chịu.



Tuy nhiên các mẹ cần chú ý các điểm sau:



- Nếu rửa mũi/nhỏ mũi không đúng cách sẽ gây đọng dịch ở cửa mũi sau và tràn sang tai gây viêm tai giữa sẽ nguy hiểm cho bé.



- Không lạm dụng rửa mũi. Chỉ nên rửa mũi khi con gặp tình trạng viêm mũi, ngạt và chảy nước mũi, đờm nhiều. Chất nhầy trong mũi trẻ có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Rửa mũi quá nhiều với nước muối sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ.



- Không nên dùng xi lanh trực tiếp để bơm nước muối sinh lý rửa mũi cho con, vì đầu xi lanh dài có thể gây tổn thương niêm mạc, viêm ngược tai giữa. Các mẹ nên dùng dụng cụ rửa mũi phù hợp, có đầu ống tròn và mềm mại nhé.



- Nếu sau 3 ngày vệ sinh mũi, trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc kèm theo dấu hiệu ho, đặc biệt ho có đờm, cha mẹ cần đưa trẻ đến viện khám để loại trừ viêm phế quản, viêm phổi.



- Nên rửa mũi cho trẻ khi trẻ trước giờ ăn.




Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa


Các mẹ tham khảo thêm nhé


4 thói xấu của mẹ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP đến con gái, con lớn lên HƯ HỎNG, BẤT HẠNH đều là tại mẹ hết


Mẹ làm 9 điều đơn giản này cho bé từ 0 - 6 tuổi, đảm bảo con lớn lên cao 1m7, tăng đều 1cm/ tháng dù bố mẹ có lùn đến đâu


5 món ăn làm ĐẶC QUÁNH ĐỜM NHẦY, tắc khí ở phổi, bác sĩ CẤM mẹ cho con ăn khi bị ho