Mình lại mở thêm tầng mới cho Topic Vén khéo



Lần này, mình đặt tiêu đề hơi khác 1 chút là VÉN KHÉO – TÍCH LŨY – ĐẦU TƯ


Mình bỏ chữ Tiết kiệm vì mình thấy nó cũng tương đồng với chữ tích lũy (Chữ tích lũy thì có vẻ dài hạn hơn). Và mình thêm chữ đầu tư. Mở rộng một chút để chủ đề tám thêm phần phong phú



VÉN KHÉO – TÍCH LŨY – ĐẦU TƯ là một quá trình làm giàu. Có thể bạn cũng giàu, nếu dừng lại mở mức vén khéo và tích lũy từ sớm. Đây là một hình thức làm giàu chậm, nhưng ổn định và chắc chắn (Khá phù hợp với các bà nội trợ chúng mình).



Còn đầu tư thì đòi hỏi nhiều điều kiện khác (thiên thời – địa lợi – nhân hòa). Nếu đầu tư đúng, khôn ngoan thì bạn có thể gia tăng tốc độ làm giàu lên và giảm thời gian chờ đợi “về hưu sớm” lại.



Thường thì mình nhìn thấy ở xã hội này có 2 lối suy nghĩ


1. Nô lệ cho đồng tiền và bằng mọi giá phải làm giàu, kể cả đánh đổi và trả giá cho nó


2. Tiền bạc chỉ là phù du. Mê tiền là sự tội lỗi không chấp nhận được. Hãy quan tâm tới những giá trị khác, quan trọng hợn tiền rất nhiều lần.....blah blah blah...



Với mình thì, lối tư duy thứ nhất bệnh hoạn. Nhưng lối tư duy thứ 2 thì còn....bệnh hoạn hơn. Thật nực cười với những người quan điểm tiền bạc chả là gì, nhưng mỗi ngày vẫn phải đau đầu, vẫn phải bỏ nhiều thời gian, vẫn phải lao động cật lực để tìm kiếm những thứ “chả là gì như thế”.



Vâng, tiền không phải là vấn đề. Nhưng không có tiền, luôn là vấn đề.



Mình nhớ đến câu chuyện mà Mẹ Mít đã từng đặt ra ở top 10%. Chuyện về chàng ngư dân và ông lái buôn. Đại loại nội dung nêu lên 2 quan điểm sống:



1. Đánh cá 1 lần. Ăn chơi cho hết cá rồi sau đó đi đánh cá tiếp (Quan điểm chàng ngư dân)


2. Đánh cá liên tục. Gom góp tiền để mua 1 con tàu. Mở 1 hãng cá. Khi đạt lợi nhuận đủ lớn thì bán hãng đó, về hưu sớm, nghỉ ngơi và bắt đầu ăn chơi, hưởng thụ (Quan điểm của ông lái buôn)



Nó cũng giống như kiểu


1. Sống hôm nay xả láng cho hết hôm nay. Nghĩ tới ngày mai làm gì cho mệt. Biết đâu mai mình chết sớm, không kịp hưởng thụ gì.


2. Mình sẽ sống tới 80t. Mình sẽ lên kế hoạch tiết kiệm để sau này về già mình hưởng



Thường thì người ta nghĩ tới sống 80t mới hưởng thì thấy oải. Cỡ 60 tuổi thôi mà chống cái gậy, lưng còng, sao mà có thể xách túi Hermes, mặc quần áo Giorgio Armani hay Versace, xức nước hoa Channel Nọ, mang giầy Ferragamo, đi nhảy đisco ở vũ trường, bar? Thế thì còn gì vui, còn gì là hưởng thụ?



Hay kiểu gom tài sản cả nghìn tỷ như bà cụ ở Đà Lạt, rồi chết trong cô đơn, nghèo khó, chả ai hay biết. Tài sản tiền tỷ ấy đâu mang về được thế giới bên kia?



Dĩ nhiên là còn rất nhiều tranh cãi. Nhưng mình chỉ lưu ý trường hợp của Robert. Ông tập trung vào mục tiêu tự do tài chính và học hỏi rất nhiều. Ông đạt tự do tài chính (Nghỉ ngơi mà không phải đi làm nữa) lúc gần 50t (Right?) và vợ ông thì trên 30t. Ở cái tuổi, đàn ông trên 40 và đàn bà trên 30 ấy, không phải là độ tuổi chín nhất, đẹp nhất của đời người ư? Ông vẫn làm những công việc ông thích (Cơ hội kiếm tiền vẫn rộng mở), ông đi du lịch nhiều nước, ông vẫn là khách VIP trong các buổi tiệc…



Mình thì chắc sức bền không tới đó. Mình không vạch nổi 1 kế hoạch dài hạn để chuẩn bị về hưu sớm. Mình chỉ có thể vạch kế hoạch ngắn hạn (3-5 năm). Bởi vì mình cũng chỉ là mụ đàn bà, loạy hoay với những chuyện nho nhỏ trong cuộc sống. Mỗi ngày, mình suy nghĩ làm sao cho đó là 1 ngày đẹp. Vừa vặn với mình (Chữ vừa ở mỗi người cũng khác nhau lắm). Mình suy nghĩ đến những thực đơn ngon – bổ - rẻ với giá trị tầm 2-3tr/1 tháng thôi. Mình suy nghĩ đến việc đi du lịch 1-2 lần 1 năm, sao cho vui, khỏe và tất nhiên vẫn rẻ. Mình nghĩ đến việc mua sắm đồ đạc, sắp xếp nhà cửa sao cho cái nhà thành 1 cái tổ ẩm. Cứ về nhà là phải thở phào, gào lên như chồng chị tamthuy – Home. Sweethome. Mình suy nghĩ mua những bộ quần áo, giầy dép, túi xách, phụ kiện sao cho vừa vặn với mình (Cả form người, cả ngưỡng tài chính gia đình), miễn sao mình thoải mái với nó là được. Mình suy nghĩ đến cách giáo dục con, sao cho mình không phải cho con đi du học nước ngoài, học trường quốc tế mà con vẫn tiếp nhận tri thức đầy đủ, có được cái sự tự tin của nó với 1 chi phí chấp nhận được…



Tất nhiên là có những thứ mình chỉ mới muốn mà chưa nghĩ. Có những thứ mới nghĩ mà chưa làm. Tựu trung thì, mong muốn của mình chỉ là mong muốn VÉN KHÉO cho cuộc sống của mình được tươm tất hơn, cho thấy cuộc sống của mình đáng sống hơn.



Từ VÉN KHÉO, mình sẽ TÍCH LŨY được. Tại sao cần phải tích lũy? Vì như mình đã nói, tích lũy là cách thức tự thương mình trong thời buổi hiện nạy (Chứ không phải bạc đãi mình, không yêu mình) Tại sao mình nói tự thương mình? Vì khả năng kiếm tiền không phải lúc nào mình cũng có. Vì không phải lúc nào trời cũng đẹp, nắng cũng trong và sức khỏe mình lúc nào cũng đầy ăm ắp. Vài mẹ ắt hẳn cũng đã thấm thía vụ này khi điện tăng, nước tăng, vật giá tăng...mà lương vẫn thế, thậm chí, vài người bị giảm lương, công ty giải thể, thất nghiệp. Sống thì vẫn phải sống nên tiền thì cứ hết và tiếp tục âm khi thu nhập thì sút giảm



Trường hợp tích lũy đến mức bạc đãi mình, người ta gọi là hà tiện. (Thường thấy ở những người thế hệ trước). Tích trữ từng tờ giấy, cái chai, cái hộp, ra ngoài đường ngó thấy cũng lượm về. Ăn thì không dám ăn, xài thì không dám xài...Tích lũy thế thì mệt mỏi quá. Mà kiểu tích lũy “xài hết bao nhiêu còn dư mới tiết kiệm” thì cũng không đúng. Thế nào mới gọi là xài đủ, “còn dư để tiết kiệm”?



Ấy, thành ra tích lũy cũng cần phương pháp.



Phương pháp thì đề cập cũng nhiều rồi. Đó là gia tăng tiết kiệm bẳng phương pháp ngắt ngọn, hoặc quản lý tiền bằng những cái lọ (Jars). (Down load link Quản lý chí tiêu của MTT, link của anh lhboi – khá là hay và pro nếu chịu khó nghiên cứu tí), hoặc đơn giản, tăng thu nhập thêm



Mỗi nhà có một giải pháp tích lũy khác nhau. Và tự mình phải giải chúng. Phải luôn biết tiền mình chạy đi đâu. Thậm chí khi âm tiền chi tiêu, thì cũng phải biết tại sao âm, và phải tìm giải pháp cho nó (Mình có người bạn kiếm tiền rất nhiều, nhưng người ấy luôn chẳng biết tại sao tiền chạy đi đâu cả)


Tất nhiên, giải bài toán đó chẳng dễ dàng gì



Vụ đầu tư thì, với tốc độ lạm phát hiện nay, nếu chỉ tích lũy thôi thì ….có vẻ chỉ huề tiền thôi. 100tr thì vài năm sau, không ĐẦU TƯ vẫn chỉ là 100tr. Mình không muốn viết nhiều vì vốn sống không đủ. Và cũng không muốn gợi lên lòng tham của mỗi người. Nhưng mình biết có những người âm thầm tích lũy, rồi tới cơ hội làm giàu thì thực hiện nó (Cờ tới tay thì phất), thành ra lại giàu nhanh và màu chóng về hưu sớm



Nhưng thói thường, tham thì thâm.


Và với mình vẫn thích triết lý của Phật giáo - biết đủ là đủ



Viết thế, không phải không từ bỏ ước mơ giàu nhanh chính đáng đâu. Chỉ là cần đi chậm, từng bước chắc chắn để đầu tư khi thích hợp (Quan điểm cá nhân mình)





Link tổng hợp tầng 3 do bạn ngocquang45 hỗ trợ : http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=30628283&postcount=4


Link tầng 1



Link tầng 2



Link tầng 3



Link QLCT của MTT



Link lên kế hoạch về hưu của anh lhboi