Có lẻ rồi đây mình phải theo số mệnh đã an bài, ta có thể chịu đựng được mọi thị phi, tiếng đời cay đắng. Nhưng mình không đủ bản lĩnh để quên đi cái cảm giác xa rời con thơ, chúng còn quá nhỏ để hiểu được cuộc đời khi phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Kết quả của ngày hôm nay là thế, biết trách ai đây chỉ tội cho con khờ. Nó sẽ khóc thương cha hay buồn vì vắng đi hình ảnh thân thương mỗi đê
m được chăm sóc vỗ về ru con trong từng giấc ngủ.


Sẽ hết rồi những sớm hôm đưa đón con đến trường và mất đi những lúc cùng con vui đùa khi con tắm. Ai cũng hiểu, nhưng vì tham vọng gia đình quá lớn trong hoàn cảnh này mình cũng phải đành cuối đầu chấp nhận cho phần số an bài.


Mai này, trong cuộc đời đơn độc mình sẽ vĩnh viễn mất đi tiếng cười nói của trẻ thơ, tiếng khóc la, nũng nịu của con khờ. Mình rất sợ, sợ lắm cái cảm giác trống vắng ấy. Nhưng cũng không thể nào níu kéo lại được khi tất cả phải tuân theo "cái nguyên tắc" cho dù mình đã nhiều lần níu kéo, gìn giữ nó. Pháp luật rồi sẽ "Bảo vệ bà mẹ và trẻ em" theo cái góc nhìn của "người trí thức" nhưng pháp luật sẽ không nghe theo cái chân lý sống, cái tình cảm mà cha đã dành cho hai con từ khi mới lọt lòng cho đến hôm nay. Đã mang tiếng HÈN và chịu NHỤC nhưng chưa bao giờ mình hèn và nhục nhưng trước cảnh rời xa con.


Phải chấp nhận thôi, gạt nước mắt đau thương để trọn vẹn cả đôi đường. Ôi, ngán ngẫm lắm nhân tình thế thái, nhìn cái cảnh chia ly để thỏa mãn cái hờn giận, cái ganh tỵ, cái đua đòi... Đánh đổ hạnh phúc để đổi lấy sự tự do cho vừa lòng nhau.


Rồi đây 2 chữ Nội Tôi, Cha tôi sẽ tắt dần trong ký ức con trẻ thay vào đó là tình thương yêu, sự chăm lo đầy đủ hơn về mặt vật chất, tinh thần mà khi ở với Ba hai con không có được.


Một người học về Xã Hội Học rồi phải tận mắt, đối diện với một "căn bệnh xã hội" trong thế giới đô thị phồn hoa mà ở đó nó mất đi cái tình cảm thiêng liêng, cái nghĩa vợ tình chồng.


"Vì ai cũng hiểu, biết về pháp luật nên cứ thực hiện theo trình tự của pháp luật"! Câu nói này đã làm cho mình không còn hy vọng gì để hàn gắn hạnh phúc gia đình khi phải cầu cứu với người thân.


Cái lộ trình từ tìm hiểu nhau, yêu nhau rồi cưới nhau sao nó nhiều trông gai và thử thách. Nhưng con đường đến ly hôn nó đơn giản, nó ngắn ngủi giống như 1 trao lưu của xã hội mà ở đó chỉ dành cho người có tri thức.