Các mẹ, em vừa mới hóng được bên hội Tâm sự Eva, chuyện này khốc liệt và có thật 100%, đang rần rần bên đó và bên Facebook nhà chị này. Chị update từng đoạn nhưng Top giới hạn ký tự nên chị ấy không up được nữa. Em theo câu chuyện này đọc mà khóc hu hu các mẹ ơi. Sao mà đàn ông nó khốn nạn đến thế chứ. Các mẹ trong hội kín đang kêu gọi nhau tẩy chay sản phẩm mà cả gia đình chồng chị này làm này, một lũ vô đạo đức mất hết nhân tính.


SAU BỂ KHỔ SẼ LÀ BÌNH MINH


Mình, năm nay ngoài 30, cái tuổi chẳng còn trẻ để gây sốc nổi, cũng già chưa đủ chín để có thể tự tin nói mình từng trải. Mình vẫn biết, cuộc sống vốn riêng tư, không phải sân khấu có thể nhìn xuyên thấu hai bên cánh gà và hậu trường. Nhưng, đôi khi, cảm thấy cần phải được chia sẻ, đôi khi mạng xã hội cũng là nơi đòi lại công bằng và là con đường đi tìm công lý cho người thấp cổ bé họng.


Mình sẽ note lại từng phần câu chuyện của cuộc đời mình. Có nhiều tình tiết mà bây giờ, ngồi đây, nghĩ lại vẫn còn cảm thấy rùng mình.


Mình tuy không đẹp nhưng cũng cao ráo, trắng trẻo và có trình độ, gia thế cũng cơ bản, bố mẹ, anh chị em đều là thành phần trí thức và sống ở thành phố. Cho đến tận bây giờ, mình cũng không hiểu vì sao hồi đó lại nhận lời lấy hắn ( Hắn tên H). Hắn là người tỉnh lẻ, vào Đà Nẵng sinh sống, vừa đi làm vừa đi học tại chức. Hắn vốn không đẹp trai nếu như không muốn nói là xấu xí, dáng người lùn, bé như chuột nhắt. Mặc cho gia đình cấm cản thậm chí còn dọa từ con nhưng mình vẫn chọn hắn. Và mình tự giải thích với mình rằng: vợ chồng phải duyên số, vạn sự tùy duyên.


Câu chuyện của mình bắt đầu như thế này:


PART 1


HÔN NHÂN VÀ NHỮNG DẤU HIỆU


1. Mới đi học từ Trung Quốc về, chị gái xin mình vào làm Hàng không, hồi đó, Hàng không hot lắm, mình gặp hắn, hắn cũng làm cùng cơ quan nhưng làm bộ phận kỹ thuật. Mình hoàn toàn không biết mình đã lọt vào tầm ngắm của hắn. Chị mình biết chuyện và ra sức cấm cản. Chị còn dẫn chứng cho thấy hắn là người lừa lọc, gian dối. Nhưng mình không tin, mình vẫn tin vào trực giác của mình. Thấy hắn kham khổ, vừa đi học vừa đi làm, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối, mình ngưỡng mộ. Một đứa lớn lên trong sự bảo bọc của gia đình, chưa bao giờ biết đến thiếu ăn, thấy hắn bươn chải vậy sao không ngưỡng mộ được. Từ lúc ngỏ lời mình, hắn bỏ nhậu, bỏ đánh bài và bỏ cả hút thuốc lá, cứ quanh quẩn bên mình. Mình muốn cái gì là hắn hùng hục chạy đi mua. Được nửa năm thì mình xiêu lòng với hắn. Hắn cũng thay đổi tích cực. Điều đó lại thêm lần nữa củng cố niềm tin ngây dại của mình là: bằng tình thương và lòng trắc ẩn, mình đã cảm hóa hoàn toàn được con người hắn.


Có lúc sóng gió vì không chịu nổi sự ngăn cản của gia đình mình, mình quyết chia tay. Thì hắn bỏ ăn đi lang thang như kẻ mất hồn. Thậm chí hắn còn lao đầu vào tường, hắn đập đầu trước mặt mình để chứng minh lòng thành của hắn. Lúc đó mình định khăn gói sang Trung Quốc học thạc sĩ tiếp, hắn nói:


- Nếu em đi, anh sẵn sàng học tiếng Trung để đi tìm em. Dù em có lấy ai, nếu họ sống không tốt với em, anh cũng sang mang em về …


Tôi bị lung lay, cảm động với lời nói ấy.


Thế rồi quyết định cưới!


Bố mẹ mình buồn không thốt ra lời. Các bác mình lặn lội từ Hà Nội vào dự đám cưới cháu gái cũng không buồn nói. Chỉ có chị gái mình bầu bí vượt mặt cũng tất bật lo lắng cho đám cưới của đứa em gái ngu dại. Ngày cưới, chị nói nhỏ vào tai mình: nó sống mất dạy thì em bỏ ngay, về ngay, làm lại cuộc đời.


Ấy vậy mà mình vẫn cứ tin vào thứ được gọi là trực giác!


2. Trước ngày cưới:


- Đi đăng ký kết hôn: chú ở phường hỏi 2 đứa suy nghĩ kỹ chưa. Hắn đặt bút ký cái vèo. Còn mình cứ băn khoăn, miên man suy nghĩ về lời nói của chị gái. Bần thần hồi lâu mình mới quyết định ký. Tự nhiên, lòng trống rỗng và ráo hoảnh. Tự nhiên muốn khóc. Khóc vì tủi thân, vì đám cưới nhưng gia đình mình không ai chúc phúc, chỉ thấy mắt bố mẹ hằn lên thêm nếp nhăn.


- Trước ngày cưới ít ngày, đùng cái mẹ chồng gọi điện vào yêu cầu mình ra ngoài kia làm đám cưới trước với lý do: nhà trai phải cưới trước nhà gái. Mình ngỡ ngàng. Cưới, nhà chồng phải đến xin con dâu, có cái tục lệ nào con dâu phải lặn lội ra tận Nam ĐỊnh làm đám cưới rồi vòng về Đà Nẵng tự cưới mình? Mình nào dám nói chuyện này với bố mẹ, rồi âm thầm tự giải quyết. Mình nói, nếu không thực hiện đúng với tục lệ thì dẹp khỏi cưới. Căng thẳng xảy ra, không biết hắn đã nói gì với gia đình hắn, rồi ông bà cũng thuận ý bắt tàu vào Đà Nẵng làm đám cưới. Nhưng tới ngày đó thì hỡi ôi, chỉ một mình bố chồng vào còn bà thì vắng mặt. Cả nhà mình hoang mang không hiểu chuyện gì, ông đỡ lời rằng bà bị ốm không đi được. Và mình cũng tin.


- Ngày xin dâu: nhà trai trao lễ vật cho nhà gái thì chẳng thấy đâu, bố chồng bảo vàng thì trao ở nhà trai chứ không phải nhà gái (khi cưới, bọn mình đã có nhà riêng được mua nợ hoàn toàn trước cưới mấy tháng). Để không làm đám cưới buồn và căng thẳng thêm, gia đình mình cũng chẳng nói gì nhưng lẳng lặng rút bớt vàng cưới cho mình. Chỉ đưa 1 phần, còn 1 phần đưa kín cho mình làm của hồi môn, phòng khi cơ nhỡ. Nến hồng thắp lên 3 lần thì đổ cả 3, thắp được thì lại tắt. Nhà chẳng ai nói gì, chỉ đưa mắt nhìn nhau. Lúc bước chân ra cửa, quay đầu lại, chỉ thấy mắt bố mình buồn rười rượi. Loáng thoáng nghe giọng bác gái nói với chị gái mình là: nhà mình áo gấm đi đêm con ạ.


Rồi mình đi!


3. Tiệc cưới tại nhà hàng:


- Tiệc cưới này đa phần là nhà gái, họ hàng, bạn bè thân thích, đồng nghiệp chung của vợ chồng và bạn học của mình là chính. Bạn bè ngỡ ngàng vì mình cưới một người lệch về ngoại hình hoàn toàn. Chú rể chỉ cao đến ngang tai cô dâu.


- Chờ quan khách yên vị, mình ở phòng thay đồ thì có nghe lao xao bên ngoài.


Tiếng thằng em chồng:


- Đám cưới này là đám cưới của anh H, nên ngồi bàn đón khách thu tiền là phải người nhà trai.


Tiếng chị gái tôi rành rọt:


- Này em, đám cưới thằng H thì cũng là đám cưới cái P em tôi. Việc ai ngồi ở đây không quan trọng, quan trọng là biết nhận khách để mà đón tiếp cho phải đạo, nói chi đây lại là tiệc cưới mà khách mời đa phần nhà gái…


Thôi chết rồi, sao thằng D em H lại cư xử vô lễ như vậy với chị gái mình chứ, dù sao nó cũng ít hơn chị ấy cả chục tuổi cơ mà. Anh rể mình đứng sững, định kéo chị gái đi và nhường lại bàn đón tiếp cho D. Bởi anh nghĩ, đám cưới vốn không vui, ồn ào thêm chẳng làm được gì, người khổ cuối cùng chỉ là tôi thôi.


Rồi đám cưới cũng diễn ra suôn sẻ. Lúc về, nghe đứa bạn thân của mình kể lại. Vì suốt buổi đón khách, nó cũng chàng ràng ngay bàn lễ tân, nó cũng muốn giúp đỡ mình. Nó bảo:


- Lúc quan khách vào yên vị cả rồi, thằng D lại xông ra đòi tiếp quản thùng tiền cưới. Nhưng chị gái cũng rắn lắm. Chị bảo: đây là đám cưới anh trai cậu nhưng cũng là đám cưới của em gái tôi, tôi là chị, không cho thêm nó được gì thì thôi, tôi lấy của nó làm gì. (nhà chị gái tôi cực kì có điều kiện ạ). Tôi tưởng cậu đi tây đi tàu về thì cũng biết cách cư xử cho phải phép chứ! Nói đoạn, chị xin cái túi nilon từ nhà hàng, trút hết tiền vào, lấy băng keo kít quanh túi rồi cẩn thận ký lên niêm phong túi tiền lại trước sự chứng kiến của gia đình 2 bên, bạn bè và cả nhân viên nhà hàng nữa.


Nghe đến đây, tôi thấy lỗ tai mình lùng nhùng, cảm giác xấu hổ và có lỗi với chị dâng lên nghèn nghẹn trong lòng. Tự nhiên, thấy thương chị gái mình vô hạn. Bình thường ở chung 1 nhà, chị em cứ chành chọe nhau. Lúc quen hắn, chị ra sức ngăn cản vậy mà khi cưới, chị lại là người vun vén cho mình nhiều nhất.


Con bạn kể tiếp: Lúc P đi rồi, tớ ở lại dọn dẹp với bố mẹ P. Biết anh rể P nói sao không? Mọi người mở lễ vật nhà trai mang sang kiểm tra. Anh rể ôm bố và nói: bố ơi, bao công sức bố nuôi con gái rượu lớn, đến đánh nó 1 cái bố còn không nỡ, mà giờ người ta mang những thứ như của ôi này sang mang con gái bố đi thế này đây. Bố rơm rớm nước mắt. Rượu toàn 3 thứ rượu rẻ tiền nước lã pha cồn được bọc trong túi kính sến sẩm. Chỉ có được khay trầu và khay bánh su sê tươm tất. Chị gái mình thì rõ nhất vì chị biết 2 tráp đồ đó là do chính tay mình đi đặt để tự rước mình.


Vừa về đến nhà, vừa thay áo cưới ra đã thấy mẹ chồng gọi điện thoại vào, giọng xoe xóe. Bà ấy vừa bù lu bù loa khóc, nói rằng mẹ không đi vào rước con về làm con gái mẹ được nên mẹ áy náy. Lạ thật, bảo bà ốm không đi được sao giọng bà khỏe thế, bà lại còn khóc lóc ỉ ôi nữa. Nước mắt chưa khô, lời đã ráo hoảnh. Bà hỏi mình vàng cưới được bao nhiêu chỉ? Cất ở đâu hết rồi, ngày mai ra bắc thì nhớ mang vàng về nhà chú thím của H mà cất. Ồ, hóa ra bà gọi điện để xem được bao nhiêu. Rồi sợ mình mang về cất ở nhà mẹ đẻ nên đã dặn dò như vậy.


Mình nhắn tin cảm ơn anh đồng nghiệp chung của cả 2 đứa, người đã tài trợ xe đón dâu cho mình, nhắn tin cảm ơn bạn bè đã đến giúp đỡ đám cưới mình. Đột nhiên thấy hắn giật lấy điện thoại và kiểm tra tin nhắn của mình. THái độ của hắn làm mình chết sững. CHả nhẽ mới chỉ có vài tiếng đồng hồ khi mình chính thức thành vợ hắn là hắn thay đổi như trở bàn tay hay sao?


Rồi từ đó, chuỗi ngày khổ cực của đời mình bắt đầu.


Lúc đó mình chợt lo lắng, có lẽ nào: Cá không ăn muối cá ươn rồi không, bố mẹ ơi!


PART 2


ĐÁM CƯỚI TẠI NAM ĐỊNH


1. Vừa xuống tàu về đến nhà, ngửa cổ uống hớp nước, mẹ chồng giật phắt chai nước ra khỏi miệng rồi nhìn lom lom vào cổ mình hỏi:


- Sợi dây chuyền bố mày trao cho đâu?


Mình ngơ ngác: con đi tàu mà, đeo vàng làm gì, không an toàn.


- Thế thì vàng cưới đâu, mày có mang sang nhà chú thím gửi không? Đã dặn rồi mà. Đám cưới dư được bao nhiêu tiền.


Mình lặng thinh, mình đủ lớn, đủ khôn để biết cất tài sản riêng của mình ở đâu chứ. À cuối cùng thì đã hiểu, mẹ chồng sợ mình mang vàng bạc về nhà đưa cho bố mẹ mình. Đột nhiên, cảm thấy sao mà rẻ rung đến vậy.


Hắn kể dư được chừng đó. Bà thở hắt ra não nề: ngày xưa, thằng H nói có tiền sẽ cho mẹ đi du lịch, bây giờ có tiền thì cũng không được nữa rồi.


- Mẹ muốn đi đâu, chúng con đưa mẹ đi! Minh nói. Bà quẩy quả phủi đít bỏ đi, kiểu chán nản vô cùng.


Trước ngày cưới 1 ngày, mình thấy mẹ chồng tất bật chạy như con thoi, mồm bai bải chửi rủa không ngớt, kể cũng lạ, bảo ốm lắm cơ mà, sao chạy nhanh thế. Hàng xóm, bà con ghé nhà xem mặt cô dâu trước. Mình lên thay cái váy màu trắng sát nách, bà nhảy đổng lên chửi rủa: mày đi tiếp khách mà ăn mặc như cave thế này à, có ai ăn mặc như mày không?


- Con mặc thế này là bình thường mà, váy có hở hang gì đâu ạ? – Muốn khóc lắm rồi, nhớ nhà, nhớ bố mẹ quá chừng.


- Mày mặc áo ba lỗ mà dám ra tiếp khách à? Thay ra.


Len lén lục tìm đồ đạc, ngoại trừ cái áo dài để mai mặc cưới ra thì toàn váy vủng điệu đà các kiểu, lấy đâu ra áo có tay. Bà lăn vào chỉ vào bộ đồ bộ mặc ở nhà có cái tay cánh tiên: đấy mặc cái đấy. Thế là đành đoạn xỏ vào bộ đồ ấy. Họ hàng đến xem mặt cô dâu mới như xem một món đồ. Người xì xào: ơ, nhà lão Nhân mụ Quế thay giống lùn. Bà thì xắn xổ đến sờ vào người mình bảo: con bé trắng nhỉ. Mẹ chồng chạy lại, kéo ống quần, vạch áo mình ra nói: đấy da nó trắng như phấn thế này đây. Ai được khen như vậy thấy vui chứ mình cảm thấy ê chề, chả khác gì đang là một món đồ cho mọi người sờ nắn.


Có người ngày mai không đến dự được đám cưới thì đi phong bì trước. Bà nhận phong bì, mặt tươi như hoa rồi chạy tồng tộc xuống bếp, giơ ra phía ánh sáng để nhận mặt tiền còn nằm im trong phong bì kít miệng kín mít. Reo lên: đấy, không ăn mà đi những tầm này tiền cơ, phải thế chứ, có đâu keo kiệt như ông A, bà C (ông bà nào đó mà mình chả biết).


- Ơ mẹ, tiền này là của anh chị mà. Thằng em chồng vớt vát, bản thân nó cũng cảm thấy xấu hổ.


- Tiền nào của chúng nó? Tao còn phải lo bao nhiêu thứ!


(cạn lời).


2. Ngày cưới hay còn gọi là báo hỉ ở quê. Sáng sớm còn chưa được miếng gì vào bụng, mẹ chồng bắt đi dọn bàn ghế rồi rửa chén bát chờ đón khách. Ý định của ông bà là làm đám cưới tận 3 ngày, không để thua thiệt hàng xóm. Hắn – chồng mình lúc đó bảo cái P nó yếu lắm, làm gọn trong 1 ngày thôi chứ nó xỉu ra đấy thì mệt. Mình lại thấy thằng em trai hắn dặn dò mẹ:


- Có chuyện gì thì cũng không được nhảy đấy nhé!


Cuối cùng thì đã chứng kiến màn nhảy của mẹ chồng. Việc nhiều, mà cứ thích bây ra, cuối cùng bà là người rối nhất. Bà chửi luôn mồm, ném đồ vèo vèo, đá thúng đụng nia và đỉnh điểm là tụt quần ra chửi và vỗ bèm bẹp vào chỗ đó. Mình chứng kiến, chết sững, tự nhủ: bố mẹ ơi, con vào phải cái gia đình gì thế này, tại con không nghe lời!


Đám cưới ở quê không như ở thành phố, khách khứa kéo đến lắt nhắt cả ngày, bà cứ bắt đứng đón khách, không được ngồi nghỉ, mặt mình tái xanh vì mệt, vì đói. DÌ của hắn kéo ra sau bếp, ấn cho cái bánh bảo ăn đi kẻo ngất con ạ. Vừa đặt mông ngồi xuống, tiếng bà đã xoe xóe, bảo: giờ này mà mày ngồi đây ăn à, đám cưới mày chứ đám cưới ai?


Tối đến, tiệc tan, khát nước, mình lò dò từ trên gác xuống, thấy ông bà đang hỉ hả kiểm tiền mừng. Nhác thấy bóng mình, bà vơ tiền che đi, ông cười hềnh hệch thanh minh:


- may quá con ạ, đủ chứ không bị lỗ, thế này là được rồi! Đây là nhà mình báo hỉ chứ không phải cưới, cưới là còn được nhiều hơn.


Ô, hóa ra đám cưới mình cứ muốn lôi cổ mình ra quê cưới trước là vì lý do này. Thế ra, mình ngoài là món hàng lại còn là mục đích kinh doanh. Cảm thấy ê chề!


3. Sáng sớm hôm sau, 2 đứa đèo nhau về quê ngoại cách nhà chồng 60km. Vừa vào sân, mợ hắn thảy ngay cho 1 thau mực to bằng cái thau giặt đồ, nói: làm đi.


Ừ thì làm, mình chẳng ngại cái váy trắng đang mặc trên người, vén váy ngồi làm luôn. Mợ hắn nhìn rồi bảo: à mày cũng biết làm đấy, tưởng mày tiểu thư công chúa không biết làm gì. Thế nhà mày rộng được bao nhiêu m2?


- Dạ nhà con được gần 300m2 ạ.


- Cũng ngang ngửa nhà tao chứ mấy? Nghe bảo chị gái mày cũng học đại học rồi làm giám đốc hả? Thế đám cưới, chị mày cho được bao nhiêu vàng?


- Dạ. (nghĩ bụng: 300m2 đất ở trung tâm thành phố thì nó phải khác ở chỗ quê khỉ ho cò gáy đường vào đất lún ngang nửa bánh xe chứ nhỉ)


Màn chào sân mới vô cùng thân thiện.


Tiếp đến, lên nhà trên ngồi hầu nước cậu của hắn, nghe cậu hắn giảng giải đạo đức, lễ nghi khi về nhà chồng. Rồi bảo đi sắp bát ăn cơm, để xem cô biết được trong nhà có bao nhiêu người. Nhìn quanh, tìm chồng cầu cứu, ối giời ơi, hắn về lăn vào phòng và đánh 1 giấc, kệ xừ con vợ non toẹt tự xoay sở.


Mình cứ áng chừng chừng rồi sắp bát, thà lấy dư còn hơn lấy thiếu. Ấy vậy mà cũng đủ.


4. Ăn xong, hai đứa lại đèo nhau về nhà. Tối đến, ăn cơm xong, thấy bà gom đồ đi tắm. Ông ngồi trên nhà nói chuyện với con cái. Thấy tiếng bà gọi, ông huỳnh huỵch chạy xuống, còn với lại: bố xuống kỳ lưng cho mẹ. Mà mình cũng thắc mắc dữ lắm, không hiểu sao, nhà tắm lại bắc quạt làm gì. 30’ sau, ông đi lên, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Rồi thấy mà cứ nhồng nhỗng đi lên nhà trên, không chút xấu hổ với con trai, con dâu. Ông bảo: bà quen như thế rồi, bà không chịu được nóng.


Mình dọn dẹp trên phòng, chẳng hiểu chuyện gì thấy hắn và mẹ đang to tiếng. Mình cũng ra xem thế nào, bà xoay sang mình bóng gió:


- ở đây con gái tầm 20, 21 là có chồng con hết rồi, còn cái loại mà trên 21 chưa chồng con một là ế không ai thèm rước, 2 là loại mèo mả gà đồng.


Mắt hắn tóe lửa, hắn với mẹ xông vào chửi nhau. Mình cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra, và vì sao bà cạnh khóe mình, có học đại học xong thì cũng mới 21 tuổi, cái tuổi lo còn chưa tới. Rồi bà ôm đầu khóc bảo đẻ con ra giờ con nó cãi mẹ, rồi tiền nong cũng không được quản lý nữa.


Mình kéo hắn xuống nhà, bàn với hắn đưa 2 chỉ vàng bà ngoại và dì hắn mừng cưới cho mẹ chồng, coi như ra vốn lấy hên, hắn đồng ý. Mình đưa, nói khéo là: mẹ hay ốm đau, con không ở gần chăm sóc được nên đưa vàng cho mẹ, để mẹ mua thuốc. Bà cầm ngay. Bố chồng đứng ngoài thấy thế, nhảy vào giật vàng ra, dúi ngược vào tay mình, quát bà: đây là vốn cho 2 đứa, lấy của chúng nó làm gì, lấy tiền cưới là đủ rồi.


Mình và hắn lại dắt nhau về Đà Nẵng.


PART 3


HÔN NHÂN KHÔNG CÒN LÀ MÀU HỒNG


1. Ít lâu sau đám cưới thì mình có bầu, mình nghén kinh khủng, không thể ăn uống được gì. Tiền thì lo gom góp trả nợ nhà. Vàng bạc bố mẹ mình cho, mình để dành tới lúc đi sinh bé. Tiền lương hắn làm ra, hắn phát cho mình đi chợ hàng ngày chứ không nộp lương cho vợ. Mình lại nhớ lại câu của mẹ hắn dặn dò hắn mà mình nghe lỏm được: có tiền thì lo mà cất, đưa hết cho vợ nó lại mang sạch về nhà ngoại nó đấy. Thế ra hắn đang làm đúng những gì mẹ hắn dặn.


Ngày nào bố mẹ hắn cũng gọi điện thoại vào hỏi có nấu cơm ăn không? Có nuốt được không? Bao nhiêu năm hắn ăn cơm hàng, cháo chợ sao không hỏi thăm, giờ như kiểu dò xét xem con dâu thế nào. Biết tin mình có bầu, chưa biết là trai hay gái, mỗi ngày ông nghĩ ra một cái tên, lại viết thư vào dặn đặt tên như thế. Hôm sau nghĩ ra cái tên khác lại viết thư vào yêu cầu đổi sang tên mới. Cháu thì mới tượng hình.


Mình sinh non con bé, mới 8 tháng nó đã lọt tọt chui ra. Mẹ mình tất tả sang lo cho con gái. Hắn gọi điện ra ngoài quê báo, bố chồng nhảy xe vào. Mẹ chồng cũng chẳng thấy đâu. Mẹ mình có ý trách móc, con đầu cháu cả, cưới mẹ chồng đã không vào rồi, thì có cháu bà cũng nên vào đỡ đần chứ, đưa ông nội vào làm gì, lai đẻ thêm viêc cho mẹ mình. Vừa chăm con gái đẻ, chăm cháu, lại chợ búa, cơm nước cho ông sui thì ngại lắm!


Ông vào bế cháu gái lên, rồi gọi điện thoại cho bà nội:


- Em ơi, con bé nó trắng lắm, từ cổ trở lên nó giống hệt anh, đẹp lắm. Còn từ cổ trở xuống giống hệt chú D, cao rồi.


Mình nghĩ bụng, con mình đẻ ra, sao nó không giống mình mà giống chú D kia chứ, mình cao trên 1m6 nhưng thằng D nó là đàn ông, nó cao gần 1m6 thì được gọi là cao cơ đấy. À chắc tại nó cao hơn anh trai hắn.


Ông ở với mình được 3 tuần thì quay về Nam Định. Mẹ chồng lại gọi điện thoại vào nói, đấy, mày đẻ ông còn đỡ cho mày hẳn 3 tuần rồi còn gì. Lúc ấy nhà mình vừa có mẹ chăm, vừa có bà giúp việc thì không hiểu, ông đỡ đần gì được cho mình. Cháu thì ngoan, bé xíu xiu, chỉ biết ăn rồi ngủ. Có mẹ mình ở đó, ông lên giọng đạo đức, con mới đẻ phải kiêng cữ cẩn thận để không bị sản hậu. Nhưng về đến quê, ông lại chửi bới và nói xấu mình không ra gì, rằng lười biếng, suốt ngày chỉ ăn và ngủ. Con bé nhà mình nó lại ngủ ngày, cày đêm đến gần 3 tháng, lại hay ọc sữa.


Cũng may mình không phải chịu cảnh sống chung nên căng thẳng cũng không đáng kể, chỉ có điều mẹ chồng lâu lâu lại gọi điện thoại đơm đặt gì đó về con dâu, mỗi lần vậy, nhà mình lại có bão. Thi thoảng lại gọi vào hỏi, hắn than thở gầy đi, sút cân. Bà lại chửi mình là không biết chăm chồng. Đàn ông là không để nó làm việc nhỏ nhặt để cái đầu thanh thản còn làm chuyện lớn. Đàn ông là không làm việc nhà. Lấy chồng là phải nghe theo nhà chồng. Bố mẹ chồng vất vả bao công sức mới nuôi nó ăn học, nuôi nó lớn nên phải biết lo lắng cho gia đình chồng trước tiên. Về nhà bố mẹ đẻ được 1 lần thì phải về nhà bố mẹ chồng đươc 10 lần, trong Đà Nẵng có chú thím của thằng H, chú thím làm cha làm mẹ, thì phải lo mà về rồi lo dọn dẹp, thu vén nhà bên đó đi… Mình nghĩ bụng, vậy ra thân phận con gái rẻ rúng, bọt bèo, cũng được giáo dục, ở nhà cưng như trứng mỏng, mó tay vào làm việc mẹ cũng xót con gái, vậy ra mình từ lỗ nứt chui lên.


Mọi việc trong nhà đều do mình quán xuyến, hắn không hề mó tay vào đỡ đần. Có ngày còn đang trong 3 tháng ở cữ, hắn đi nhậu quên cả 2 mẹ con ở nhà đói meo, có hôm hắn về nhà, nôn mửa đầy nhà, mình lại lụi cụi lau dọn. Nhiều khi muốn nói với hắn là mẹ chồng nói như thế không đúng về em thì anh phải biết bảo vệ vợ nhưng lời vừa ra đến đầu môi, hắn đã bảo:


- Bênh vợ rồi mẹ buồn thì sao?


- Thế anh lấy vợ về làm gì?


- Lấy vợ để đẻ con chứ làm gì. Vợ không lấy vợ này có vợ khác, mẹ thì chỉ có một.


Cái được gọi là hôn nhân màu hồng phút chốc biến thành màu cháo lòng. Vỡ vụn!


2. Mình sinh con được 13 tháng thì có bầu lại, cơ thể mình cũng yếu, lại thức đêm thức hôm chăm con mọn, con bé ngoan nhưng khó ăn, ăn hay nôn trớ.Thai được 6 tháng thì mình tiêm uốn ván và bị sốc thuốc. Sáng hắn đi làm sớm, mình mệt nên ráng nằm thêm chút nữa rồi dậy pha sữa cho con bé uống. Vừa bước chân xuống giường thì mình ngã quỵ, cánh tay trái tê rần, không nhấc lên nổi. Mình nôn thốc tháo. Con bé tỉnh dậy cứ ngồi trên giường khóc đòi mẹ. Mình lịm đi 1 lát, nghe tiếng con khóc lại cố gắng bò dậy dỗ con. Rồi cố gắng bò ra cửa kêu cứu. Bác hàng xóm cũng là y tá, bác kêu con sốc thuốc rồi, phản ứng chậm nên phải đưa đi cấp cứu. Vào viện, cái thai đã bị phù nề tim, tràn dịch màng phổi, tràn dịch ổ bụng. Trước đó vài hôm, mình đi khám thì thai hoàn toàn bình thường, do mẹ yếu nên thai hơi nhẹ cân chút xíu. Mình cảm thấy đất dưới chân như sụt lở. Bác sĩ trấn an là không sao, vài hôm có khi thai sẽ khỏe lại rồi cho về nhà. Thực ra bác sĩ lại gọi cho chị gái mình, là người quen nên bác sợ mình sẽ sốc, trong khi cơ thể đang rất yếu. Bác bảo tiên lượng xấu, sang đầu tuần thì cho nhập viện để xử lý. Mình thương con đứt ruột đứt gan.


2 ngày sau nhập viện và lấy thai ra. Nó giống hệt con bé đầu. Nhìn con nằm đó tím tái mà mẹ thì không được ôm con vào lòng nó đau đớn như thế nào, chỉ muốn chết theo con cho xong. Cô hộ sinh cẩn thận làm vệ sinh cho bé tỉ mỉ hệt như 1 em bé vừa oe oe khóc chào đời, có điều con mình bất hạnh. Rồi trao bé cho bà ngoại. Bà ngoại đón bé nước mắt lưng tròng, cởi cái áo khoác màu đen đang mặc trên người, quấn bé lại rồi ôm vào lòng, ôm lên nghĩa trang. Suốt đường đi, bà bảo xe chạy nhanh nhưng máy ì lắm, đi không nổi, hai tay bà tê cứng. Bà cứ khấn, con sống khôn chết thiêng, bà xây mồ yên mả đẹp cho con. Bà cất mộ cho cháu đàng hoàng, bà còn ngồi chơi bên mộ đến lúc hương tàn rồi mới về. Bà còn vẫy mấy đứa trẻ trăn bò quanh đấy dặn đừng để bò vào phá mộ em, bà cho ít tiền, ít quà bánh. Tối về nhà, bà bảo chân bà tê không đi nổi. Trong mơ, bà thấy bé hiện về nói: mai chân bà sẽ hết đau, chân bà đau là do con ngồi lên chân bà đó.


Nghe mẹ mình kể, mình nổi da gà, rớt nước mắt thương con. Rồi mình sợ, mình ám ảnh suốt mấy năm liền, không dám có con nữa. Ấy vậy mà mẹ chồng đã không vào chăm nom cháu những ngày mình nằm viện,( đứa con gái của mình phải gửi sang nhà chú thím hắn trông đỡ 1 tuần) mà còn gọi điện thoại vào kẻ cả:


- may cho mày đấy, người ta nạo thai sồn sột có khi còn thủng cả ruột nữa đấy. Bố chồng thì hùa vào kể: có trường hợp ở dưới quê không lấy hết được thai, phải cắt nhỏ thai ra để lấy ra từng phần…    


Một đứa vừa thoát khỏi lưỡi hái tử thần, vừa mất con, vừa trải qua cơn đau đớn, tuyệt vọng, sữa cho con trào về ướt cả áo mà con thì nằm dưới lòng đất lạnh, nỡ lòng nào nói những lời đau đớn và ác độc đến thế.


Cũng may, cả nhà sống ác thì vẫn còn lại thím của hắn là người tốt bụng, yêu thương con mình thật lòng. Cho đến tận bây giờ, mình vẫn yêu quý và thầm cảm ơn thím.


Vừa khỏe được ít ngày, mình lại xin đi làm trở lại. Từ đây, sóng gió bắt đầu nổi lên


PART 4


TAI NẠN CHỒNG CHẤT TAI NẠN


1. Những ngày ôm con mọn ở nhà chưa đi làm lại, thì bị gia đình chồng dè bỉu, chửi bới ăn bám nhưng thực chất tuy chưa đi làm trở lại nhưng mình cũng vẫn có thu nhập từ phía bố mẹ mình chia cho. Nhà mình có trang trại rất to cách trung tâm thành phố khoảng 60km. Mẹ mình nói, căn nhà bọn mình đang ở chật chội quá, nên khi nào đền bù xong thì mẹ sẽ mua cho nhà mới. Từ đó, bố chồng cứ hỏi mãi về chuyện đất đai đền bù. Có lẽ nhà họ còn trông chờ tiền ấy hơn cả mình. Chắc vậy!


Đến khi đi làm trở lại, gửi con bé đi học, nhờ hắn đưa đón con là cả vấn đề. Hắn nói việc đưa đón con là việc của đàn bà. Có những ngày con bị viêm phổi nằm viện, hắn bỏ mặc 2 mẹ con sốt đùng đùng trong viện vật lộn với nhau, còn hắn thì ở nhà ngủ. Viện đông đúc, hai ba bệnh nhi chen chúc trên một chiếc giường, mình ngồi cả đêm lau nước và kep nhiệt cho con. Chỉ chờ trời sáng để hắn vào thay cho mình về nhà tắm rửa. Hơn 7h, gọi cho hắn thì hắn còn đang ngủ say sưa. Không cần biết vợ ở viện thế nào, con sốt không, hai mẹ con sẽ ăn gì. Hắn bảo tự lo đi, bệnh viện đầy đồ ăn ra. Mình lại quay sang cầu cứu bà ngoại và chị gái. Cảm giác mình như mẹ đơn thân vậy.


Hắn vô tình với vợ đã đành, hắn còn vô tình và nhẫn tâm với cả con gái hắn. Nằm viện 3 ngày là 3 ngày tự xoay sở. Ra viện, 2 mẹ con lại lỉnh kỉnh xô chậu đèo nhau về. Về đến nhà, chưa thấy cơm nước hắn chửi um lên:


- Đi làm về mệt đã không có gì ăn, lại còn nằm dài ra đấy.


Thức trông con đến phờ phạc cả người ra. MÌnh cố nhịn vì không muốn để con bé chứng kiến bố mẹ to tiếng với nhau.


2. Bản tính ghen tuông của hắn từ đó cũng trỗi dậy. Thời còn con gái, được đi đây đi đó, gia đình lai có điều kiện nên mình cũng điệu đà lắm. Lấy hắn về, cả ngày ụp mặt vào bếp núc, tã bỉm, làm gì có thời gian chăm sóc bản thân. Uống café với bạn bè ngày cuối tuần là xa xỉ với mình, làm tóc, đắp mặt nạ là điều không có trong từ điển của mình. Thậm chí đến cái quần lót rách cũng chả dám thay. Nay đi làm lại, sắm vài bộ quần áo thì hắn xét nét, hắn kêu không biết tiết kiệm để trả tiền nợ mua nhà. Hắn làm Vietnam Airline lương cũng khấm khá, thưởng cũng nhiều, ngoài thưởng năm còn có các kỳ chia thưởng theo quý nhưng tuyệt nhiên mình không biết được lương hắn là bao nhiêu, hắn định mức 1 tháng 3 triệu là cứ 3 triệu mà tiêu. Tháng nào con ốm đau, ma chay, giỗ chạp xén vào tiền thì chưa tới cuối tháng tiền đã cạn. Thỏ thẻ với hắn, hắn quắc mắt:


- Không có tiền ăn xì dầu đi. Cắt sữa của con bé đi.


Mình thề có trời đất, trên đời không gì nhục nhã hơn đi ngửa tay xin tiền. Mình mài sức ra phục vụ chồng con, tấm áo mới không có, không giải trí, không chơi bời, không mua sắm. Vậy tiền hắn làm ra hắn để đi đâu?


3. Đi làm được một thời gian, hôm đó vào ngày đưa ông Công, ông Táo về trời, nhà chú thím hắn làm tất niên, nhà chị gái mình cũng làm. Nhà mình neo người, cậu út học trong Sài Gòn rồi ở đó lập nghiệp luôn, nên chỉ còn 2 chị em gái quấn quýt nhau lắm. Mới tờ mờ sớm hắn bảo chở con bé đi học rồi về nhà chú thím mà lo phụ tất niên. Mình bảo với hắn, hôm nay nhà mình cũng cúng, vậy để giúp được 2 bên thì chia ra làm 2. Chồng đi nhà chú thím, còn em sang nhà chị. Hắn lồng lộn lên chửi bới mình. Chiều đến hắn bắt đi đón con xong phải về nhà chú thím thu dọn chén bát. Mình vừa bực vừa uất. Mà ngẫm lại, sao mình hiền và đần quá đỗi, hắn quắc mắt lên là mình sợ.


Ra đến đầu ngã tư trục đường chính, một xe tải chở bia, tài xế vốn không có bằng lái, thấy công an và thanh tra giao thông đang đứng kiểm tra nên luống cuống và húc thẳng xe vào người mình. Mình nằm dưới bánh xe tải, mắt ráo hoảnh, đầu óc vô cùng tỉnh táo, chỉ nghĩ đến con bé đang ở trường chờ mẹ. Mọi người bế mình ra khỏi gầm xe. Chân phải mình gãy gập. Ai đó lay vai mình hỏi nhà em ở đâu, em đọc số người thân đi anh gọi. Mình đọc số của chị gái. Số đó là số mình có thể nhớ và chỉ nghĩ đến lúc này. Rồi xe chở mình vào viện cấp cứu.


Bác sĩ là người quen với anh rể, xếp lịch mổ gấp vì tết cận sau lưng rồi. Chân mình hiện giờ đầu gối vẫn còn 2 con vít xốp, cứ trái gió, trở trời là đau.


Những ngày nằm dưỡng thương là những ngày ê chề và đau đớn nhất. Con thì bé xíu, chưa biết gì, vợ thì nằm im một chỗ. Mọi sinh hoạt đều nhờ đến nhà ngoại. Hắn không cho mình về ngoại, bắt phải về nhà. Hắn bảo:


- Cô ngần này tuổi đầu rồi không tự lo được cho bản thân sao. Không tự lập được sao, cô muốn tôi ở nhà cô để chui gầm chạn à?


Mặc cho mình ở nhà bố mẹ, tối đến hắn cứ về nhà riêng ngủ. Nửa đêm con bé nó lên cơn sốt, ọc hết ra giường, mình ngồi một chỗ gọi với lên tầng trên, cả nhà lại chạy ào ào xuống, người thì đỡ con bé, người lo thay chăn màn … Mình chỉ biết bất lực ngồi nhìn, còn k tự xoay được cả mình xuống khỏi giường.


Cùng thời điểm đó, mẹ hắn ở quê bị xe máy quệt vào, ngã nhẹ thôi, bà gọi điện thoại vào khóc lóc. Hắn bảo em ở nhà có bố mẹ em lo, anh về quê xem mẹ thế nào. Rồi hắn đi.


1 tuần sau, nhà hắn ở quê động móng làm bếp, hắn lại về.


1 tuần sau, bố hắn ốm, hắn lại về.


1 tuần sau, em trai hắn chạm ngõ, hắn lại về.


Mẹ mình có ý khuyên nhủ, con còn bé, vợ đang nằm 1 chỗ, thôi thì con có thể thu vén bớt lại, chờ đám cưới em trai rồi về luôn thể. Hắn làm ầm ĩ lên gây sự. Mình bực quá, lúc này cũng lên tiếng thì hắn lao vào, bất chấp có bố vợ, em trai và hàng xóm đang đến thăm mình, hắn cứ lao vào đòi đánh mình. Hắn chửi mình là loại con dâu khốn nạn, bố mẹ hắn ốm mà cũng dám ý kiến không cho hắn về, anh em nhà hắn chỉ có 2 người, phải để cho hắn về dự lễ chạm ngõ chứ. Tiền chủ xe đền bù cho mình trong vụ tai nạn để lo thuốc men và hậu phẫu thì hắn lấy đi mấy triệu, coi như là lấy lại tiền hắn đã chi ra lo viện phí và phẫu thuật cho mình.


1 tuần sau em hắn cưới. Mẹ hắn goi điện thoại vào bảo:


- Thế đám cưới em trai mà mày không ra dự à?


- Con đang nằm 1 chỗ thế này, con chưa đi được, 2 tháng bác sĩ mới cho chân chạm đất, vì sợ bị lún chỗ xương gãy mẹ ạ.


- Mày đi thì mày lên xe, xe chở mày đi, ra ngoài này có ai bắt mày làm việc gì đâu mà mày không về! Mày có tự đi đâu mà bảo không đi được. Anh em là phải sống có cái tình, huống hồ đám cưới mày em nó còn vào lo đám cưới cho còn gì.


Nhắc đến thằng D với thùng tiền quà cưới đã làm mình sôi máu lên. Rồi hắn lại đi. Vậy là hơn 1 tháng, hắn về quê lo việc LỚN đến 4 lần. Mẹ mình thấy mình gầy yếu nên đón lên trang trại ở 2 tháng để tiện chăm sóc, không khí trong lành mình dễ bình phục hơn.


Vậy là 2 mẹ con khăn gói lên trang trại.


4. Trang trại những ngày đầu xuân, không khí trong lành lắm. Hai con vít ở chân làm mình nhức kinh khủng, đêm hầu như không ngủ được. Bác sĩ cho 4 viên giảm đau/ngày, rồi dần giảm xuống 3, 2 và còn 1. Đêm, cứ nghe tiếng mình trở mình là mẹ mình lại lật đật dậy, kê thêm cái gối để nâng cái chân gãy lên, xoa xoa, vỗ vỗ. Ngày nào mẹ mình cũng đun 1 thùng nước muối nóng để cho mình ngâm chân và xoa bóp cho mềm cơ. Cái chân gãy teo lại bằng 1 nửa cái chân bình thường. Mỗi lần cho chân xuống đất tập đi, cái chân tím ngắt như quả chuối chat, người tì vào đôi nạng đến chai cả tay. Cứ thế 2 mẹ con ròng rã tập luyện cả 2 tháng trời. Mình tiêu hết của mẹ đến 40kg muối hạt, còn nặng hơn trọng lượng cơ thể mình lúc bấy giờ. Ngày mình bỏ nạng đứng thẳng lên là ngày mẹ nhìn mình bật khóc. Mẹ nói:


- Ơn giời, cuối cùng con cũng bình thường lại rồi. Mẹ đẻ con lành, nuôi con què, mẹ sao không đau lòng được. Con là đứa hiền lành, xinh xắn, học hành giỏi giang nhất nhà, thấy con khổ mẹ không chịu được. Con bỏ nó đi.


Những ngày dưỡng thương là những ngày mình mài bút để xua bớt đi nỗi muộn phiền trong lòng. Mình tâp tành dịch, sợ quên vốn kiến thức đã học. Tập tành viết, rồi những bài mình viết được đăng tạp chí. Mình lại có thêm thu nhập mua sữa cho con lại có thêm niềm vui, cũng từng được nhân giải cây bút trẻ.


Hắn lên trang trại thăm 2 mẹ con, hắn đòi mình phải về nhà vì bố hắn sắp vào Đà Nẵng thăm, đừng có bắt bố hắn phải lên trang trại xa xôi mà thăm mình. Mình thèm gì vào sự thăm nom đó. Mẹ mình giận lắm, bảo anh bước ra khỏi nhà tôi. Hắn cự lại, còn xấn xổ vào thách thức:


- Bà đánh con đi, đánh cho hả giận, đứng đây cho bà đánh này!


Mẹ mình chỉ bảo 1 câu, thằng này quá mất dạy. Đến kỳ tái khám, mình phải về thành phố. Bố hắn đến thăm, nhìn lom lom vào chân mình:


- À đi được rồi này, cứ tưởng bị nặng lắm.


Mình cứ ngỡ ông nội vào thăm mình, hóa ra không phải, ông vào Đà Nẵng chữa bệnh rồi bảo thằng con trai quý tử mua vé máy bay cho ông đi Sài Gòn thăm bạn bè. Hóa ra, mình về nhà mẹ đẻ, hắn càng rảnh nợ, càng đỡ tốn tiền sữa, đồ ăn cho con.


Mãi về sau, mình mới nghe cô em dâu kể lại chuyện. Nó bảo: hồi chị bị nằm 1 chỗ, bà ấy bảo em là về trong xóm xem có đứa nào khỏe mạnh tí thì làm mai mối cho thằng H. Chứ cái con đấy lấy nó khổ quá, nó đang què quặt thế bỏ mẹ nó đi, nhỡ nó què suốt đời thì khổ.


Mình cũng không ngờ trần đời lại có người đàn bà độc ác đến thế. Bà đã không làm gì cho con cháu, chỉ trực phá và có cơ hội là chửi.


5. Mình chuẩn bị tinh thần bỏ hắn, cả gia đình mình ủng hộ. Nhiều đêm nhìn con say ngủ, mình trào nước mắt. Nó bé tí thế, đã hiểu chuyện gì đâu, cứ quẩn quanh bên mẹ. Lúc mẹ nằm 1 chỗ, nó đi trẻ về, leo lên lòng mẹ ngồi, ngọng líu ngọng lô:


- mẹ, mẹ “du” Nấm đi, lâu quá mẹ chưa “du” Nấm. Rồi nhấc tay mẹ vỗ vỗ vào mông nó.


Giờ sống cảnh thiếu cha tội con lắm. Hắn lại sang hứa và xin lỗi, hắn hứa sẽ thay đổi. Rồi mình lại xiêu lòng, lại quày quả trở về nhà bên kia. Cố gắng tâm niệm: cơm sôi nhỏ lửa, một điều nhịn chín điều lành. Cứ gắng để yên ấm và cố gắng lạt mềm buộc chặt để từ từ xoay chuyển tâm tính hắn. Vẫn với một niềm tin và hy vọng thế.


Rồi tất cả lại đổ sông đổ bể.


PART 5


NHỮNG CƠN GHEN CUỒNG NỘ VÀ NHỮNG TRẬN ĐÒN NHỚ ĐỜI.


1. Vì tính chất công việc, mình phải đi học nâng cao lên, làm dự án, hay phải đi công tác. Công việc bận rộn, vừa đi học, vừa đi làm, vừa con nhỏ, mình hầu như không có thời gian đề mà giải trí nữa. Vừa đi làm kiếm tiền nuôi con, vừa kiếm tiền đóng học phí, vừa trả tiền thuê trông con buổi tối. Tan giờ làm, sấp ngửa đón con từ trường, chở đi gửi rồi đi học. Trời Đà Nẵng vào mùa đông hay mưa, con mèo mẹ đèo con mèo con qua cầu, lùng nhùng trong áo mưa, sợ con ngủ gật, mẹ dụ con hát, đọc thơ. Cứ như thế lay lắt cả 2 năm trời. Rồi cũng qua. Hôm nào về sớm, nấu được bữa cơm ngon chờ chồng về ăn chung thì hắn đi biền biệt. Hắn mải đi đánh bóng, hắn tuyên bố, giờ đó là giờ xả stress của hắn, không ai được làm phiền. Sớm thì 8h hắn mò về, muộn thì có khi 11, 12 h đêm, người nồng nặc mùi bia rượu. Có hôm mình ngồi chờ bên mâm cơm nguội ngắt, hắn lò dò về, vừa mở miệng nói 1 câu:


- cả nhà chỉ có buổi tối ăn cơm cùng nhau, anh nên về sớm sớm chút mà đỡ đần em.


Hắn quắc mắt lên, xông vào túm tóc mình:


- mày, mày là vợ ông mà muốn leo lên đầu ông ngồi à? Tao nói cho mày biết, tao nuôi mày thì mày phải phục tùng tao, bố mẹ mày không chửi mắng mày chứ tao có quyền. mày, mày đi làm lương được mấy đồng mà về lên mặt với ông hả, 1 tháng mày nấu cho ông được mấy bữa cơm.


Nói đoạn, hắn lao vào hất tung mâm cơm lên, giằng luôn bát cơm từ trong miệng con bé ra đập tan tành. Hắn đập vỡ cái nồi cơm điện, bát đũa vỡ vụn. Hàng xóm nghe tiếng hắn gào thét vội chạy qua can ngăn. Có bác hàng xóm dẫn con bé đang ngây người ra sợ hãi về nhà cho nó ăn cơm. Nó đi ra khỏi nhà mà chân tay còn run lẩy bẩy.


2. Hầu như tết nào mình cũng phải ra Nam Định ăn tết. Lỉnh kỉnh đồ đạc mang ra. Về đến nhà mẹ chồng ngồi giãi thẻ ra đếm, rồi cộng cộng, tính tính xem món đồ của mình mang ra đáng giá bao nhiêu, ha hả cười: ờ cũng khơ khớ đấy nhỉ.


Tết sát bên hông mà nhà chồng chưa có sắm sửa thứ gì, tất cả chỉ chờ con trai và con dâu về lo, ông bà lo chi vừa tốn tiền, vừa mệt người. 30 tết, chợ làm gì còn của ngon mà mua.


Bố chồng bảo: không cần biết chúng mày làm gì, nhưng bố đang lo xây cái mộ ở quê, mua nguyên quả đồi rồi xây tường bao quanh, đổ mê, lót đá cho sạch. Rồi mai mốt có chết thì về hết đó nằm. Mai mốt về quê, phải có cái 4 bánh cho tao về còn nở mày nở mặt.


Người sống là chúng con đây, cày mửa mày mửa mặt ra, nhà còn ở nhà cấp 4, nợ chưa trả xong mà ông vì cái sĩ diện rồi làm khổ con cháu thế này. Thôi thì mình cũng đã hiểu tiền thưởng của chuyên viên VNA không thấy đưa cho vợ trang trải mà có chốn đổ ra rồi đấy.


Năm đó, ông bà xếp cho gia đình mình ở tầng trên, nó là 1 phòng độc lập. Nhà mình bay từ Đn ra và đến quê lúc 13h00. Nghỉ ngơi, ăn tối xong thì vợ chồng thằng em về. Cô em dâu xồng xộc lên phòng rồi vùng vằng, nó đòi chồng nó ở cái phòng nhà mình đang ở, đồ đạc của mình đã bày ra khắp nơi rồi, có con nhỏ đi theo, không chịu được cái lạnh miền bắc nên đồ ấm cho bé nhiều lắm. Thế mà nó giành giật cho bằng được, đẩy đồ đạc của mình ra. Hắn đứng đó lặng thinh, chẳng ý kiến gì, mình chỉ nói 1 câu:


- ăn nhiều chứ ở hết bao nhiêu, hơn nữa chỉ có mấy hôm thôi mà.


Rồi mình dọn xuống cái phòng sinh hoạt chung ở tầng dưới ở. Đêm đó lạnh lắm, gia đình thằng D còn phải đốt nến sưởi cho ấm cái phòng. Sướng! Giành giật nữa đi.


Cô em dâu sống ở gần nhà bố mẹ chồng, được chồng đưa lên Hà Nội mấy năm, trở về đã như tiểu thư, cái gì cũng không làm. Đến gọt củ khoai tây nấu cháo cho con cũng phải đeo găng vì sợ hỏng tay. Trong khi đó, mình ra đến nơi là làm quần quật từ sáng tới tối. Phát sợ với phong tục ăn uống cúng bái ngoài đó, nào là tất niên, nào là cơm 30, cúng mồng 1, 2, 3. Mồng 4 nhà lại có đám giỗ, rồi chưa kể khách đến chơi là lại bày ra ăn uống, rồi dọn dẹp. Làm lụng cả năm được nghỉ mấy ngày tết lại chẳng khác nào đi hành xác.


Năm sau, hắn thấy lạnh nên bắc cho bố mẹ hắn cái điều hòa sưởi. Mình cũng chả biết, cứ lo lắng sẽ lạnh như năm ngoái nên lại lỉnh kỉnh tha áo ấm về cho con. Về đến nhà, lại thấy cô em dâu chễm chệ nằm phòng dưới, phòng đã được bắc điều hòa ấm ru. Nhà mình lại bị đẩy lên gác lạnh run.


Sáng, nó ngủ trương xác đến 9h00 mới dậy. Mà kỳ lạ cứ đến tết là nó ốm, sau mình mới biết nó cáo ốm để trốn việc. Có kiểu đâu nó ngồi trong phòng ấm, ngồi ngay trên giường xi tè con nó rồi sai bé nhà mình đi đổ bô.


Năm nào, nhà hắn cũng xô xát. Không năm nào không chửi bới ầm ĩ. Lại là chuyện mẹ chồng chửi cô con dâu út lười. Lại là bố chồng văng tục rồi rút kiếm đòi tự sát. Mình thấy loạn não. Có hôm đang ngồi làm đồ ăn, bà cứ chửi rủa luôn mồm là bà mêt, mà quả thật, bà có làm gì đâu mà mệt. Ông đứng đó, vớ luôn cái bát để trên bàn ném vèo qua đầu mình, xô ầm vào cái tủ kính làm nó vỡ vụn. Mình ngồi sững:


- mày, mày làm gì mà kêu mệt, kêu khổ, mày muốn nằm ngửa liếm l.. à?


Bà nín khe, mình cũng nín khe.


Hôm thì chứng kiến D em trai hắn tấn thằng bé con vào góc tường rồi vả vào mặt con đôm đốp:


- Mày có há mồm ra nuốt không tao bóp chết tươi giờ.


Cứ một miếng ăn, một cái tát. Nó quay sang mắng con vợ, nấu ăn cho con thế này đây à? Rồi lấy bát thịt nguội bà nôi nấu nhờ nhờ những mỡ là mỡ trộn vào cơm bắt thằng nhỏ nuốt. Thấy phát thương. Cô em dâu thì khéo lắm. Pha sữa cho con theo công thức: họ quy định 5 muỗng pha với 120ml thì nó pha với 60ml, sữa đặc quánh, thằng bé uống vào là trớ. Xong nó tống cho con thêm 1 ly nước, thế là đủ. Góp ý, nó bảo, ơ thế pha chừng đó nước uống cho nhanh rồi uống thêm nước vào có khác gì nhau đâu! ( ??? ).


Thế là hiểu rồi đấy, đúng là phải sống trong chăn mới biết chăn có rận. Cứ phải chứng kiến mới biết. Em trai hắn mang danh Giám đốc công ty này nọ cũng là phường đạo đức giả mà thôi. Cả một gia đình nhà tôm.


3. À đấy, mình lại nhớ đến cái đoạn quạt bắc trong nhà tắm và mỗi lần tắm bà lại gọi giật giọng:


- Ối ông Nhân ơi!


Ông huỳnh huỵch chạy xuống để kỳ lưng cho bà, 30’ sau đi ra, mồ hôi nhễ nhại. Thì ra, ông bà đang làm chuyện “người lớn” ở chỗ bắc quạt. Làm xong ông đi ra liêu xiêu, còn bà cứ thế tồng ngồng đi lên nhà trên.


Ngồi ăn, mà cho chân lên ghế chồm hổm ngồi, ngứa, bà chả ngại ngần cho tay vào chỗ ấy gãi sồn sột. Con dâu đưa mắt nhìn nhau, con trai cắm cúi ăn không nói tiếng nào. Văn hóa gia đình cũng từ đó mà ra. Dậu đổ thì bìm leo. Nhà dột từ nóc.


Có tết, mình xin lên Hà Nội sớm để thăm bác ruột mình. Bà muốn giữ mình lại để làm cơm đãi khách của em chồng. Mình bảo, có cô O em dâu làm được rồi, con xin phép con đi. Đáng ra, con ở Đà nẵng ra, con nên vòng xuống chào bác 1 câu rồi mới về quê. Thế là bà nổi cơn tam bành, bà xỉa xói vào mặt mình:


- Mày nghĩ bác mày là ai, là cái thá gì mà mày dám so sánh với bố mẹ chồng? Bác mày có cho mày được cái gì không?


Bố chồng đứng đó hùa theo:


- Nó đã thế, đã đẻ con gái lại còn không chịu đẻ nữa. Đặt tên con nó cũng cãi lời ông bà nội, đã thế thì tao hảy thằng H đi với gái, đẻ ra mấy thằng con trai …


Hắn đứng đó:


- Muốn đi, để con bé lại rồi tự ra đường bắt xe đi.


Hắn tuyệt tình và vô cảm đến thế. Mình đi khắp nơi rồi, có gì mà phải sợ những chuyện như thế. Không bắt được xe thì mình bắt taxi lên Hà Nôi, có khó khăn gì. Mình để con bé lại rồi lên Hà Nội thăm bác, đi chơi với bạn bè rồi hẹn gặp cha con nhà nó ở sân bay rồi cùng bay vào Đà Nẵng.


4. Cuộc sống của mình là những chuỗi ngày như thế. Việc đập phá đồ đạc, ăn cái bạt tai là chuyện thường tình. Nói lại hắn đánh vì bảo chồng nói mà cãi. Im lặng nín nhịn cho qua chuyện thì hắn bảo khinh hắn, hắn cũng đánh. Có ngày hắn lao vào đấm đá túi bụi mình, mình tung cửa lết ra ngoài kêu cứu. Hàng xóm can ngăn, hắn đuổi thẳng cổ hàng xóm về, bảo đứa nào bước vào nhà tao, tao chém chết.


Phần vì không muốn bố mẹ mình biết mà đau lòng, phần vì xấu hổ với bạn bè, hàng xóm chung quanh nên mình cứ nín nhịn, cam chịu. Chẳng hiểu sao lúc đấy mình lại có cái tư tưởng xấu chàng thì hổ ai. Một điều nhịn chín điều lành mà không nghĩ như thế đang tự đẩy mình vào ngõ cụt. Phần vì mình mới chuyển công tác, cơ quan luôn xét lý lịch và nhân thân lên hàng đầu, nên mình cũng muốn ổn định công việc, muốn phấn đấu cho chắc chắn rồi tính đến chuyện tranh giành nuôi con, vì mình biết rõ, nếu thu nhập mình thấp, mình sẽ thất thế, trong khi bé của mình đã trong độ tuổi đi học. Đừng nghĩ bố mẹ mình có điều kiện là mình thắng thế trong việc giành nuôi con.


Chính vì thế, chị em ạ, gặp phải thằng chồng khốn nạn như thế này thì bỏ ngay và luôn, đừng tiếc nuối gì hết. Sống một ngày trong cuộc sống đó không khác nào 10 năm dưới địa ngục. Trong khi tuổi thanh xuân thì mất đi từng ngày. Muốn níu kéo cũng không được.


5. Đi làm diện bộ quần áo mới hắn cũng càm ràm. Sáng ra tắm táp cho sạch sẽ rồi đi đến cơ quan, hắn cũng bóng gió như thể mình đang đi với trai. Kẻ mắt, tô son môi hắn cũng cho rằng mình đong đưa, thưỡn thẹo. Hắn kể bạn bè hắn có vợ lam lũ vun vén cho chồng con. Hóa ra hắn muốn cưới một cái máy đẻ, một con osin không lương kiêm nô lệ tình dục, lại thêm biết phục vụ bố mẹ chồng, em chồng và cả cháu chồng nữa.


Từ đó mình quyết thay đổi bản thân. Không việc gì phải hy sinh, cam chịu mãi. Hắn thấy mình thay đổi thì càng ghen tợn. Mình đã từng cảnh cáo hắn, nếu động vào mình lần nữa thì mình sẽ giết. Mình biết sức đàn bà không chống chọi lại được hắn nên cứ nửa đùa nửa thật:


- Nếu anh còn động vào người tôi lần nữa, chả thiếu gì cơ hội để tôi ra tay đâu. Cứ say xỉn vào, về nhà tôi tặng cho cái gối vào mặt, rồi chả biết đấy là đâu. Cùng lắm sáng mai đưa cái tin uống rượu đột tử!


Hắn nhìn mình đầy thách thức. Mình cứ dặn lòng, cố nhịn chừng nào hay chừng ấy.


6. Mình chịu khó tham gia các buổi off với bạn bè. Chịu rời công việc ra để gặp gỡ giao lưu. Chịu khó tham gia các buổi họp lớp, gặp lại bạn bè cũ vui và háo hức lắm. Lại nhớ đến thời còn đi học. Buổi gặp mặt nào mình cũng đem theo con. Vậy mà đi về là hắn xét hỏi.


Hắn có quyền đi làm về là giao lưu đánh bóng, nhậu nhẹt nhưng mình thì không được phép. Con bé tan học trên trường ra, tối đến lại đi học đàn. Hắn muốn mình cho con đi học rồi về nhà nấu nướng, xong rồi lại đi đón con. Mình muốn hắn san sẻ trách nhiệm thì hắn chửi bới. Cơm nấu ra 10 bữa, 9 bữa đổ. Mình không nấu nữa thì hắn kiếm chuyện đánh đập, chửi bới. Chửi đàn bà thối thây, lười biếng, cơm nước không nấu.


Cái chân bị thương của mình đau lại. Bạn bè mách đi tập yoga để khỏe, hơn nữa ngồi 8 tiếng văn phòng/ ngày người cứ ù lì đi. Mình xin phép hắn đàng hoàng, hắn cứ đi đánh bóng, ngày nào mình chở con đi học đàn thì mình sẽ đi tập. Hắn miễn cưỡng đồng ý nhưng đâu ngờ rằng hắn ghim trong dạ từ dạo đấy.


Hắn nghi ngờ mình cặp bồ, chỉ cần gọi điện thoại mà không thấy nghe máy là về hắn chửi bới:


- mày sắm cái di động ra để làm gì, mày đập mẹ điện thoại đi.


Và không dưới 2 lần hắn đập nát điện thoại của mình.


7. Có hôm ngồi café tán gẫu với đám bạn gái thời trung học, các bạn mình mỗi người mỗi cảnh, có bạn mất chồng vì tai nạn, có bạn cũng không hạnh phúc nên hay tìm nhau tâm sự. Điện thoại để trong túi, nhạc ở quán café to nên mình không nghe thấy, đến lúc mở ra, hơn 20 cuộc gọi, mình lật đật đứng lên đi về. Trước khi đi, mình đã nấu cơm cho hắn, nhắn tin nói rõ em đi với bạn, thế mà hắn gọi đến cháy máy. Thể nào về nhà cũng có chuyện. Vừa đến cửa, hắn chờ sẵn, xông vào đạp mình ngã dúi dụi. Hắn giật điện thoại của mình đập tan. Hắn hỏi:


- Mày đi với thằng nào, mày dám trả lời ông là nhạc ở quán to quá mày không nghe thấy à? mày con đĩ.


- Thì không nghe thấy, tôi nói không nghe thấy.


- mày dám cãi hả. Bốp bốp…


….


8. Những chuyện như vậy diễn ra thường xuyên. Cũng chẳng có lý do gì cụ thể, hôm thì hắn bực bội chuyện cơ quan, chuyện làm ăn, hắn cũng về nhà tìm mình và con bé để gỡ. Hắn hay tha bạn về nhà ngủ, bắt vợ phải phục vụ, hễ bạn bè có điều tiếng gì đó hoặc vợ không vui vẻ thì cũng ăn đòn.


Một đợt, con bé bị ốm, đau bụng liên miên, chuyện nửa đêm đi cấp cứu là chuyện thường tình. Bác sĩ đề nghị cho nội soi gây mê. Mình cũng đồng ý. Mình nhờ anh rể gửi gắm bác sĩ nhi. Hắn không đồng ý, bảo trẻ con đau dạ dày vớ vẩn, về mua thuốc dạ dày cho uống là xong, nằm viện làm gì rắc rối. Mình vẫn kiên quyết bảo vệ ý kiến và nghe theo chỉ định của bác sĩ. Con nằm theo dõi, nội soi gây mê cả nửa tháng chưa tìm ra bệnh, mình phải xin cơ quan nghỉ làm chăm con. Hắn thì cứ bóng banh, mặc kệ mẹ con tự lo trong viện. Con hắn ốm, hắn không thể bỏ lấy 1 buổi đánh bóng. Với hắn đó là đam mê và cấm động chạm vào. Hắn từng xỉ vào mặt mình và bảo:


- Tao đánh bóng là đam mê, đánh xong uống vài chai bia chứ có gái đĩ gì đâu mà mày ý kiến. Tao nuôi mày thì mày phải nghe. Mày có tin tao cho người chém chết thằng anh rể với con chị gái nhà mày không? Chúng nó dám khinh thường tao hả, khinh tao nghèo, xấu nên bảo mày bỏ tao để kiếm thằng ngon hơn cho mày hả. Mày mơ đi!


Thế đấy, nó ghim mối thù từ chục năm trước vì chị gái mình ngăn cản cuộc hôn nhân này. Và giờ nó trả thù mình. Giờ thì mình đã hiểu.


8. Có hôm, 2 mẹ con chạy thoát thân ra khỏi nhà, ngồi ở góc nhà hàng xóm chờ cho hắn qua cơn thịnh nộ rồi về. Hàng xóm biết chuyện thương lắm, anh hàng xóm tốt bụng mở cửa bảo vào nhà ngồi. Mình từ chối, không muốn mang rắc rối đến cho nhà người ta vào đêm khuya như vậy. Anh mang ra cái quạt giấy, bảo quạt đuổi muỗi cho con bé. Chốc chốc lại thấy không yên, ra bảo anh đưa tiền 2 mẹ con đi taxi về nhà ngoại này, không ngồi cả đêm ngoài trời được đâu. Những lúc như thế, có người giúp đỡ, dù chút ít thôi cũng làm mình cảm thấy ấm lòng, rớt nước mắt.


Mình cũng biết, cứ nhịn đi, hắn đập phá gầm rú một hồi sẽ mệt rồi đi ngủ, thế là lại như không có chuyện gì xảy ra.


9. Hôm ấy là môt ngày Đà Nẵng đón mưa bão. Từ sớm, mưa đã rất to. Mình đọc được thông báo của sở giáo dục là cho học sinh toàn thành phố nghỉ học. Nhà mình ở gần biển, mình phải lo về sớm vì còn phải qua cầu. Mình xin sếp về sớm. Mình gọi điện thoại cho hắn, tối qua hắn đi về nhậu mệt nên sáng nay xin nghỉ làm, mình yêu cầu hắn đi đón con vì mình chân yếu, tay lái yếu, đi trong gió sẽ rất nguy hiểm. Hắn bảo:


- Ôi giời có chuyện gì, tự về.


Rồi hắn bình thản ngủ.


Mình phóng xe ra khỏi cơ quan, tránh những tuyến đường hay bị ngập, luồn lách đi, đường đông như mắc cửi, kẹt xe cục bộ. Bình thường mất khoảng 15’ để đến trường của con thì mình mất gần 1h đồng hồ mới đến được trường. Bạn bè xa nghe bão gọi điện thoại hỏi thăm. Chị gái gọi dặn về nhà bố mẹ, không về nhà bên kia vì nguy hiểm lắm. Mình cũng định thế. Nhưng đón được con bé rồi, quay lại về nhà bố mẹ cũng không được, bão thì đang đến gần mà đường thì nhích từng tí một. Nên mình quyết định chạy thẳng qua cầu luôn. Gió mạnh, mưa quất vào mặt rát rạt. Con bé ôm chặt lấy mẹ khóc thét. Mình bảo con úp mặt vào lưng mẹ, ôm thật chặt để mẹ bám xe ô tô cho đỡ gió rồi cố gắng về nhà. Xe máy trên cầu đổ rạp hàng loạt. Rê ra mãi cũng về tới nhà. Hắn ra mở cổng, thấy 2 mẹ con ướt như chuột, hắn chẳng được câu hỏi han, có lẽ hắn nghĩ, bão là trò đùa. Họ đi được thì mình đi được và về nhà rồi đấy, có đứa nào làm sao đâu. Hắn nhìn xuống tay mình hỏi:


- KHông có gì ăn à?


Mình chẳng thèm trả lời, đi lau khô người và thay quần áo cho con bé rồi 2 mẹ con ôm nhau đi ngủ.


Hắn dắt xe đi làm. Qua cầu, hắn mới thấm sức mạnh của gió. Về đến cơ quan, chắc có chút áy náy, giật mình nên gọi về cho con bé hỏi tối ở nhà có gì ăn không để ba đi mua.


Tối đó, hắn thấy chuông điện thoại của mình đổ liên hồi, bạn bè ở xa nghe bão gió, gọi về hỏi thăm, hắn một mực nghĩ mình ngoại tình, hắn lại kiếm chuyện, hắn đào mộ lại câu chuyện ngày xưa bị cấm cản lấy mình, rồi hắn thách mình có bồ. Hắn nói:


- Tao mà biết mày có thằng nào thì tao chém, chém chết mày rồi chém con chị mày xong tao đi tù.


Hắn lôi cả dòng họ, cả bố mẹ mình, anh chị em mình ra chửi không sót một ai. Con bé nó nằm cạnh mẹ, len lén lấy điện thoại mẹ ra ghi âm những lời hằn học thốt ra từ mồm ba nó. Hắn chửi mấy, mình cũng im lặng ngồi nghe, chỉ bảo anh im đi, đừng làm tổn thương con nữa.


Con bé cứ ngóc ngóc cái đầu lên nhìn ba nó đầy trách móc và hờn giận. Hắn còn định xông vào tát cho con bé mấy cái. Trời ạ, cái con bé lanh chanh còn giơ điện thoại lên nói:


- Ba là người xấu, độc ác, Nấm là Nấm thu âm hết vào đây rồi, Nấm sẽ mang về cho ông bà ngoại xem ba chửi mẹ như thế nào.


Ôi con tôi, nó đọc truyện thám tử nhiều quá nên bị tiêm nhiễm, ngô nghê con trẻ dễ thương đến phát buồn cười. Nó đâu biết làm như thế là chuốc vạ vào thân rồi.


Hắn nhào tới, giựt phăng cái điện thoại trong tay con bé ra. Con bé nó cũng lì lợm không kém, níu bằng được ba nó xuống. Hắn hất con bé vào tường rồi đập tan cái điện thoại ra. Thằng hèn, một thằng khốn nạn nhất trong các thằng khốn nạn. Chửi rủa cho sướng mồm rồi sợ vạ miệng phải phi tang.


10. Có hôm, hắn say và về nhà lè nhè, 9h tối còn quát tháo con bé sao không học mà ôm TV. Con bé nó cũng bức xúc lắm:


- Tối nào ba cũng đi nhậu hết, 9h ba mới về rồi còn la con sao không học, con học xong hết từ lâu rồi.


- À con này láo, tao mất bao nhiêu tiền cho mày ăn học để mày cãi tao à. Bốp bốp.


Mình đang ở trong nhà tắm, nghe tiếng con bé gào thét mà đứt cả ruột. Hắn lôi xềnh xệch con bé ra ngoài cửa đòi đuổi đi, nó tát vào mặt con bé đôm đốp rồi lại lôi xềnh xệch vào phòng đánh. Mình vơ vội quần áo mặc vào người, nhảy vào đẩy hắn ra. Hắn lao vào đấm vào lưng mình, lưng tê rần, hắn bẻ tay mình đau muốn gãy. Dường như ý chí cứu con bằng mọi giá làm mình trở nên mạnh mẽ hơn, mình co chân đạp vào bụng hắn, hét con bé chạy đi. Rồi mình vơ lấy giỏ xách và điện thoại chạy sang nhà bác hàng xóm kêu cứu. Lúc này, cả xóm đều mở cửa ra đứng nhìn, ai cũng lắc đầu ngán ngẩm.


Mình ôm con vào lòng, con bé sợ đến xanh mặt. Cứ như thế này mãi, con bé nó sẽ bị ảnh hưởng tâm lý mất.


PART 6


ĐỈNH ĐIỂM


1. Đó là khoảng tháng 10 năm ngoái, hình như qua ngày 20/10 thì phải. Bạn học thời phổ thông của mình hiện công tác ở Sài Gòn có thông báo sẽ về Đà Nẵng. Lớp mình tổ chức 1 cuộc gặp mặt. Mình đi làm ra, nhắn tin cho hắn báo đón con bé học đàn rồi đi họp lớp, sẽ về muộn. Hắn ậm ừ đồng ý. 21h30, mình nóng ruột vì điện thoại đổ liên hồi, mẹ con mình ở nhà thì hắn đi tận 12 đêm nhưng hễ hôm nào báo đi đâu đó thì hắn về sớm và buộc mình phải về. 2 mẹ con đèo nhau về đến nhà là 21h45’. Cổng nhà đã khóa trái. Đèn tắt, cửa cũng thả rèm. Lòng mình dâng lên nỗi sợ. Con bé bấu chặt lấy tay mẹ. Mình nghĩ bụng, hay là đi luôn, vòng về nhà ngoại???


Nghĩ vậy rồi mình cũng mở cửa dắt xe vào. Khóa cổng lại. Trong nhà đang ầm ĩ tiếng đồ đạc vỡ, tiếng hắn la hét trong điện thoại, mình cũng không rõ hắn đang gọi cho ai, chỉ nghe tiếng gào lên:


- Đến đây ngay, hôm nay sẽ xảy ra án mạng …


Linh tính chuyện chẳng lành, mình quay ra mở cổng, đẩy toang cả cánh cổng ra. Con bé le te xách cái cặp bước vào nhà. Hắn đã đứng chờ sẵn, sáng cho con bé 1 bạt tai:


- Mẹ con ranh con, mày đi đâu giờ này mới về, mày không lo học hành mà đĩ điếm như con mẹ mày à?


- Nấm đi họp lớp với mẹ mà. Mai là cuối tuần mà, có phải học gì đâu ba!


- mày cãi à, mày đi chơi về để tao nhịn đói mà còn dám cãi à.


Xin lỗi các mẹ chứ kể đến đây mình cũng không nhịn nổi, tổ sư hắn thằng chó, hắn có bị khuyết tật, cụt tay cụt chân gì không mà đi đánh bóng, đi nhậu xong không tự tìm lấy đồ ăn đổ vào mồm mà phải hét vào mặt con bé lên 10 là để hắn đói.


Mình vén rèm nhìn vào nhà, đồ đạc vỡ vụn, bình hoa mình mới cắm hôm qua bị nó đập tan tành. Mình hét gọi con bé:


- Nấm, chạy nhanh con, chạy nhanh!


Con bé lanh lắm, nó lao vọt từ trong phòng ra, nhảy qua đống miểng chai nằm la liệt dưới chân rồi cứ thế đầu trần, chân đất lao ra khỏi cổng. Mình bảo:


- Mình dúi vào tay nó cái áo khoác và cái mũ bảo hiểm, bảo con chạy đi. Luống cuống, mình bỏ luôn cả chìa khóa xe vào trong mũ.


Con bé cứ thế cắm cổ chạy sang đập cửa nhà bác hàng xóm rồi ở yên trong đấy. Nó gào khóc hết nước mắt.


Hắn vớ cái vợt đập tan cây đàn organ của con bé xong ném vèo vào mặt mình, mình tránh được, chân mình đau, nên mình không thể chạy được, cứ đứng như trời trồng. Hắn đạp 3 phát, cái cổng sắt đổ ầm xuống đường. Hàng xóm túa ra xem nhưng không ai can ngăn, không ai báo công an, cứ để mặc mình đứng chết trân vậy. Có lẽ, họ đã quá quen thuộc với cảnh này, nên cứ nghĩ rồi lại đâu vào đó thôi.


Hắn vờn quanh mình như 1 con thú đói vờn mồi. Mắt hắn vằn lên sọc đỏ. Hắt đấm vào lưng mình, tát tới tấp từ phía sau, mình cứ ôm đầu chịu trận. Hắn lao tới kéo cái xe máy của mình đạp xuống đường, kiếng xe, yếm xe vỡ loảng xoảng.


Mình lùi dần ra phía cổng, hắn nhào đến đạp mình xuống đường, Mình ngã dúi dụi. Con bé đứng trong cổng nhà hàng xóm cứ bám lấy song sắt mà nhảy tưng tưng lên kêu gào mẹ, nó nhìn quanh cầu cứu nhưng dường như ai cũng sợ va chạm với thằng điên đó. Hàng xóm giữ nó lại, nó lại nhào ra cứu mẹ. THằng điên lại lao vào nhà, có lẽ nó đi lấy dao.


Chật vật mãi mình mới dựng được cái xe lên. Con bé chạy lại, mình cứ lục tìm chìa khóa xe mà không thấy, nó giơ cái mũ ra, trong đó có chìa khóa xe. Cắm chìa vào, đề mãi xe không nổ máy, xăng và dầu máy xe tràn ra lênh láng. Mình tức ngực vì cú liên hoàn cước hắn nã thẳng vào lưng mình, cánh tay tê bại đi. Hắn đang hùng hục chạy ra. Mà xe thì đề mãi không nổ.


Ơn giời, cuối cùng cái xe lì lợm cũng chịu nổ máy, cổ xe quẹo sang 1 bên, kiếng chiếu hậu còn máng vào chút xí, treo lủng lẳng. Hai mẹ con cứ chân đất, đầu trần vọt ga chạy. Con bé bám chặt vào lưng mẹ, hắn thì đuổi theo sầm sập phía sau lưng. Mình cứ rồ ga, cắm đầu cắm cổ chạy, cố chạy sao cho ra đường cái để mà thoát thân. Ra đến đường lớn, không thấy bóng dáng hắn nữa. Hai mẹ con mới thở hắt ra, trời vào cuối thu, lại qua cầu, gió lạnh thổi xốc vào mạng sườn, nghe buôn buốt. Lúc này chả hẹn mà gặp, 2 mẹ con vừa đi vừa khóc tu tu. Con bé khóc nấc lên từng hồi. Nó bảo:


- Mẹ ơi, Nấm sợ lắm, thôi mẹ đừng bao giờ về nhà ba nữa không thì ba giết chết mẹ con mình mất.


Nghe lời con trẻ mà đau lòng.


Link câu chuyện chị ấy up công khai nè mọi người:


https://www.facebook.com/moliflower/posts/1309424565736738?pnref=story


webtretho


webtretho


webtretho