Gia đình là tế bào của xã hội, tế bào có khỏe mạnh thì xã hội cũng mới khỏe, tế bào mà thành ung thư thành u nhọt thì xã hội cũng theo đó mà suy thoái. Bởi vậy gia đình hạnh phúc không chỉ góp phần nâng cao giáo dục nhận thức của xã hội mà còn làm cho xã hội có những nét đẹp mà ít ai có thể làm được.

Trong một gia đình nếu như nói người đàn ông xây nhà thì người đàn bà xây tổ ấm, người đàn ông là trụ cột của gia đình thì người đàn bà là hậu phương vững chắc. Sự trách nhiệm của cả hai là như nhau chẳng ai hơn ai, nếu chỉ có trách nhiệm của người này mà không có trách nhiệm thì hai bên bị lệch vế, gia đình không hạnh phúc mà con cái cũng chịu thiệt thòi. Lệch ở đây là vì một người lo còn một người lại chơi, một người ý thức cao một người lại nhận thức kém, một người biết yêu thương vun vén nhưng người kia lại phá phách. Xây nhà hay xây tổ ấm thì cả hai vợ chồng đều có trách nhiệm như nhau, không thể gạt bỏ đi bên nào được. Đàn ông hay nói tôi ra ngoài xã hội vất vả kiếm tiền nhưng vợ tôi ở nhà chẳng làm gì. Điều đấy là một sự đụng chạm tới lòng tự trọng của đàn bà. Nếu ở nhà không làm gì thì nhìn xem cái nhà sẽ thành cái ổ chuột hay gì. Nhà không tự dung mà sạch, quần áo không tự dung mà được giặt giũ rồi phơi rồi nằm gọn trong tủ, đồ đạc cũng đâu có chân mà biết tự chạy về chỗ của mình, con cái cũng đâu tự dung mà được mọc ra, rồi được bú sữa, được chăm bẵm, được đem đi viện chữa trị lúc ốm đau. Nhiều người đàn ông chỉ biết khoe cái trách nhiệm của bản thân và đánh giá thấp sự hy sinh của phụ nữ, những người này là những người nhận thức tồi, tội cho cô nào lấy phải hắn.

Thế cho nên gia đình hạnh phúc không phải do một ai quyết định cả, đó là sự cố gắng nỗ lực xây dựng từ cả hai phía. Vợ chồng là nơi để dựa dẫm cho nhau những lúc mệt mỏi hay yếu đuối nhất, cả hai hãy yêu thương, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Có vậy thì mái ấm mới yên bình, con cái cũng mới được hạnh phúc.