Tôi lấy vợ được 7 năm nay. Nhà tôi có đông anh chị em lắm. Tôi là con trai út trong nhà. Vợ chồng tôi đều là lao động phổ thông làm việc gần nhà nên chúng tôi vẫn sống trong căn nhà của bố mẹ ở quê. Chúng tôi sống với mẹ đẻ. Còn 3 ông anh và 1 bà chị của tôi đã lập gia đình thì đang sống tại Hà Nội.

3 năm trước, bố tôi đột ngột mất vì căn bệnh ung thư gan. Tang sự của ông được mẹ và các anh em tôi lo rất chu đáo. Từ ngày bố mất, dù chẳng phải trọng trách con trưởng nhưng do ở chung với mẹ nên vợ chồng tôi cũng gánh vác hệt như con trưởng thay mẹ. Từ 50 ngày, 100 ngày đến lo cúng giỗ cho ông, mang tiếng mẹ tôi đứng lên làm nhưng đều do vợ chồng tôi chủ trì nốt.

hình ảnh

Ảnh minh họa internet.

Còn nhớ năm đầu tiên giỗ bố, nhà tôi làm 35 mâm. Tiền làm giỗ đầu, mẹ tôi lấy từ tiền phúng viếng trước đó đưa chúng tôi. Vợ tôi lại 1 tay lên thực đơn rồi mua bán thực phẩm để hôm đó họ hàng, anh em bạn bè đến thì làm cỗ. Các anh trai, chị gái, chị dâu, anh rể cũng chỉ về nhà trước được 1 ngày và đều xúm vào lo liệu.

Năm thứ 2 làm giỗ bố, mẹ tôi cũng mở mang lắm. Bà vẫn bảo vợ tôi làm 8 mâm. Do nhà đông người, người nhà đã khoảng 5 mâm, còn lại là khách khứa người thân trong chi họ. Các anh trai và chị dâu, chị gái lại chỉ về gửi tiền góp giỗ. Còn đến tận sáng hôm giỗ mới về. Mọi việc ở nhà một mình vợ tôi lại hục mặt làm. Ăn xong, mọi người lấy cớ nhà xa hay việc bận cũng không ai ở lại dọn dẹp đỡ đần cô ấy. Vợ tôi lại một mình cân tất.

Chả thế mà vào ngày giỗ bố, cả nhà đoàn tụ sum vầy cười nói. Riêng vợ tôi mặt nặng như cái bị. Tôi hỏi thì cứ lầm lì kêu mệt, chẳng thiết tha cái gì. Rồi còn bảo sợ giỗ chạp. 

Năm nay chỉ còn 1 tuần nữa là đến cái giỗ thứ 3 của bố tôi. Mẹ tôi cũng định làm 6-7 mâm để các anh chị và các bác chồng về ăn. Nhưng vợ tôi lại xua tay gàn luôn. Em bảo năm nay giỗ bố, nhà chỉ làm 1 mâm thắp hương thôi, không bày vẽ làm gì nhiều vì em mệt lắm. Em cũng nói trong mâm cơm kia sẽ làm những món bố chồng thích ăn trước đây để thắp hương cho ông là được.

Mẹ tôi sau khi nghe con dâu nói thì cũng đồng tình. Bà cũng bảo:

“Thôi năm nay làm giỗ bố mày gọn nhẹ. Không mở mang ra chỉ có khổ cái Vy. Nhà mang tiếng có 5 cặp nhưng chỉ có mỗi cái Vy làm. Anh chị mày chỉ biết đưa tiền góp giỗ từ hôm trước, hôm sau đến giờ cơm mới sang nên không ai làm để hầu cả huyện người được”.

Nhưng cả năm mới có 1 lần giỗ bố mà chỉ vì vợ tôi sợ khổ không làm giỗ bố khiến tôi buồn và bức xúc lắm. Tôi bảo thẳng:

“Cả năm mới giỗ bố, lại là bố của tôi mà cô cũng không định làm à? Nhà này cứ thế này thì mất giỗ thôi. Phải làm”.

“Anh đi mà làm. Anh tự làm thì làm bao mâm cũng được. 2 năm giỗ là quá đủ với tôi rồi. Giỗ tết phải xúm vào mỗi người mỗi tay cả con, cả cháu cả chắt mới vui chứ ai lại để cho một mình tôi lo hết từ đi chợ, nấu ăn đến dọn dẹp. Tôi không có sức đâu để phục vụ. Anh chị anh về đưa cho có tí tiền mà bày đặt. Hoặc nếu thích làm thì cứ đặt cỗ về cúng rồi cả nhà cùng ăn, cùng nghỉ ngơi, chuyện trò vui vẻ. Tiền cuối bữa giỗ cộng lại chia chung mỗi người một phần. Nấu ăn dọn cỗ thì đâu chả có, có chăng chỉ thiếu tiền thôi”.

Nghe vợ nói vậy tôi tát luôn cho cô ấy vài tát cháy má. Loại vợ mất dạy, hỗn hào còn nhảy vào miệng dạy khôn tôi nữa cơ. Lười làm giỗ bố thì cứ bảo là lười cho xong, đằng này bày đặt lý do lý trấu. Tôi có nên thanh lý ngay cô vợ trốn làm giỗ bố chồng không?

hình ảnh

Ảnh minh họa internet.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của người viết.