Từng sinh con nên mình rất hiểu tâm trạng của các mẹ, mặc dù thấy con vẫn ổn, ăn ngon, ngủ khỏe, vận động tốt nhưng trong lòng vẫn luôn thường trực câu hỏi “không biết con mình như thế đã đạt chuẩn, đã tốt chưa?”.


Thật ra các mẹ ạ, mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, nên chúng sẽ có những bước phát triển khác nhau. Do đó, nếu mang so sánh con mình với con người khác sẽ khiến mẹ đôi khi phát hoảng đấy, dù thực tế con phát triển hoàn toàn bình thường.


Dù vậy, nếu có một bảng chuẩn để theo dõi sự phát triển của con, sẽ khiến các mẹ yên tâm hơn khi chăm con rất nhiều phải không? Trong bài viết này, mình chia sẻ cùng các mẹ bảng chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu của con từ khi sinh ra đến 3 tuổi, để các mẹ theo dõi sự phát triển của con nhé. Theo đó, nếu các chỉ số của bé vừa khít hoặc ở mức tương đương với bảng thì xin chúc mừng, mẹ đã nuôi con rất khéo rồi đấy!


Nói thêm, các tiêu chí và các cột mốc đánh giá sự phát triển của con dưới đây, mình dựa theo khuyến cáo của hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ ạ!


Bảng cân nặng, chiều cao, chu vi vòng đầu trung bình của bé từ 0 – 3 tuổi theo WHO



webtretho


webtretho



(*) Cân nặng: Trong 3 tháng đầu tiên, đây là giai đoạn trẻ tăng vượt bậc về cân nặng nên sẽ tăng từ 600 – 1000gr/tháng. Giai đoạn từ 3 – 6 tháng, bé tăng trung bình từ 600 – 800gr/tháng. Giai đoạn 6 – 12 tháng, bé tăng 300gr/tháng. Giai đoạn từ 1- 3, tuổi trẻ tăng 150 – 200gr/tháng.


(**) Chiều cao: Thông thường, chiều cao của bé trai sẽ hơn bé gáivài cm. Theo đó, chiều dài của trẻ phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên đạt 75cm, sau đó tăng trung bình mỗi năm khoảng 2 – 5cm. Cụ thể: 3 tháng đầu tăng 3 – 3,5cm/tháng; từ 3 – 6 tháng tăng 2cm/tháng; từ 6 – 12 tháng tăng 1 – 1,5cm/tháng…


(***) Chu vi vòng đầu: Đây là một trong những chỉ số quan trọng, giúp mẹ theo dõi sự phát triển trí não của trẻ, nên mẹ nhớ đo kỹ nhé!


Những lưu ý cho mẹ để giúp chăm con khỏe mạnh, vận động tốt



- Chế độ ăn: Cho bé ăn đa dạng các nguồn thức ăn, cân đối về mặt dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ chất sơ, chất béo, chất đạm, các vitamin và khoáng chất.


- Vận động: Khuyến khích bé vận động trong nhà và cả ngoài trời bằng các trò chơi – các bài tập thể dục phù hợp với lứa tuổi, để tạo sự dẻo dai, khéo léo cho cơ bắp, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.


- Tạo sự thoải mái cho trẻ trong sinh hoạt, vận động: Trẻ khi vận động, nếu gặp bất cứ trở ngại gì, trẻ thường có xu hướng chán nản, bỏ cuộc. Theo đó, khi trẻ vận động, mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để bé có thể linh hoạt hơn. Đặc biệt, xin mách nhỏ với các mẹ, việc lựa chọn một chiếc tã quần mềm mại, với lưng thun co giãn, chất liệu thấm hút tốt cũng giúp con thoải mái vận động, chuẩn bị cho các bước phát triển tiếp theo nhé!