Những chuyển động đầu đời của con được đánh dấu bằng một số cột mốc nhất định. Đó cũng là lý do tại sao đối với mọi bà mẹ, việc theo dõi các cột mốc phát triển của con trong năm đầu đời lại quan trọng đến vậy.


Thú thật, em cũng có phần hơi ngố khi lần đầu làm mẹ các mẹ ạ! Cứ hễ ông bà đúc kết cho câu gì là rập khuôn nghe theo ngay, chẳng hề suy nghĩ xem nó có đúng hay không. Này nhé, khi mang thai, em cứ theo câu “9 tháng 10 ngày” của các cụ mà đinh ninh ngày dự sinh của mình. Cuối cùng, ngày sinh đến sớm hơn trước cả tuần theo dự kiến, thế là vợ chồng em phải cuống cuồng xách giỏ lên bệnh viện. Rồi khi sinh con ra, cứ mặc định y chang theo câu "3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi" để theo dõi những chuyển động đầu đời của con. Nhưng thực tế những gì đã diễn ra đều trớt quớt hết cả. Thực ra, mỗi bé đều có tốc độ phát triển thể chất và phát triển trí tuệ riêng, không bé nào giống bé nào. Chính vì vậy, cứ áp một chuẩn chung cho tất cả các bé sẽ trật lất cả đấy! Tuy nhiên, vẫn cần dựa trên những cột mốc nhất định để theo dõi sự phát triển vận động của bé trong năm đầu đời, với rất nhiều bước tiến vượt trội nhé!


Mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau nhưng cột mốc chung vẫn là chuẩn!


Đơn giản, mẹ chỉ cần hiểu rằng quá trình phát triển của bé sẽ được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một giai đoạn lại được đánh dấu bằng những kỹ năng và hành vi để đánh giá mức độ phát triển thể chất và trí thông minh của các bé. Nếu mẹ muốn biết tất tần tật các cột mốc phát triển quan trọng của bé trong năm đầu đời, có thể dựa trên cách phân chia của Tổ chức Y Tế Thế Giới năm 2006 nhé! Theo như em tìm hiểu thì họ đã phân ra rất rõ ràng 6 cột mốc quan trọng cho sự phát triển vận động của bé từ 4 tháng đến 2 năm như sau: 6 tháng – con tự ngồi; 7,5 tháng – con vịn và đứng; 8 tháng – con bò; 9 tháng – con vịn đi; 11 tháng – con tự đứng và 12 tháng – con đi được.


Dựa trên những cột mốc này, mẹ sẽ biết được bé yêu của mình có theo kịp đà phát triển thể chất và trí não của tiêu chuẩn chung hay không nhé!


Mẹ ơi, con đã biết…


Sau những sai lầm do lần đầu làm mẹ với rất nhiều ngỡ ngàng, em nhận ra rằng mình không nên rập khuôn theo những tiêu chuẩn phát triển chung. Tuy nhiên, nếu nắm bắt tất cả những “bí mật” ở mỗi mốc phát triển vận động đầu đời, các mẹ sẽ hiểu con nhiều hơn đấy!



…ngồi


Các mẹ có biết sau những cú lẫy và lật người, khi nào bé cưng của mẹ sẽ biết ngồi hay không? Rất đơn giản, đó là khi các bé có thể tự giữ được cổ, đầu và thân dưới thật cứng cáp. Tuy nhiên, ngay cả khi trông rất cứng cáp, các bé vẫn rất cần mẹ giữ thăng bằng và hỗ trợ ngay khi có sự cố xảy ra. Thường thì em sẽ ngồi ngay sau con, đưa hai tay ra để sẵn sàng ôm ngay nếu con có té ngã các mẹ ạ! Những lúc khác, em sẽ khuyến khích con đu người lên tay em để rèn cho các cơ bắp tay và cơ lưng, cơ bụng của con ngày một săn chắc hơn. Cũng nhờ vậy, con em khi đủ 6 tháng tuổi, bé đã có thể ngồi rất vững rồi đấy!


…vịn đứng


Khi được khoảng 7,5 - 8 tháng tuổi, bé đã có thể phối hợp khá nhuần nhuyễn những động tác phức tạp khác nhau của cánh tay, bàn tay, chân và hông, để làm động tác lăn người qua, chống người và ngồi lên. Đối với một số bé cứng cáp hơn, mẹ thậm chí còn có thể nhân lúc này để tập cho bé có thể đứng vững được đấy! Nếu mẹ sợ tập cho con đứng sớm sẽ khiến chân bé bị vòng kiềng thì yên tâm nhé! Lúc này đôi chân của bé đã đủ đảm đương trọng trách giữ vững toàn bộ trọng lượng cơ thể rồi đấy. Tuy nhiên, việc tập đi lúc này đúng là quá sớm, và nó có thể sẽ ảnh hưởng để cấu trúc xương của bé, nên mẹ đừng thúc ép bé nhé! Ngoài ra, nếu bé vẫn chưa sẵn sàng để tập đứng, mẹ cũng chớ vội mà hãy kiên nhẫn đợi thêm nha!


…bò, trườn


Cũng trong giai đoạn 8 tháng tuổi, bé sẽ tiếp tục có thêm những bước phát triển vận động mới như phối hợp cả tay và đầu gối để đẩy người lên, trườn hoặc bò. Tuy nhiên, cách bò, trườn của mỗi bé sẽ có một chút khác biệt đấy ạ! Cái này sẽ tùy vào mức độ linh hoạt của mỗi bé thôi. Một số bé sẽ dùng chân và cơ bụng để trườn trên sàn nhà như kiểu búng người, trong khi các bé khác lại thích cuộn người mỗi khi di chuyển.


Để tránh bé vấp phải các chướng ngại vật, tốt nhất mẹ nên dọn dẹp gọn gàng lại gian phòng một chút. Những vật dùng nào cảm thấy không cần thiết, có thể tạm cất đi. Cẩn thận hơn, mẹ nên dùng thêm một tấm thảm lót sàn cho bé tập trườn, bò trong giai đoạn này nhé!


Ngoài ra, để bé được thoải mái hơn trong mọi chuyển động, mẹ cũng nên chú ý đến việc chọn tã nữa nhé! Theo như em quan sát con, mỗi lúc trườn, nếu bị miếng dán của tã cấn vào hông, con sẽ rất khó chịu. Những lúc ấy nhìn con thấy mà thương! Vậy nên, theo kinh nghiệm của em, chọn tã quần là chắc ăn nhất, vừa êm lại vừa rất thoải mái vừa vặn trong từng chuyển động của bé. Chú ý khi chọn tã quần mẹ nên chú ý về mức độ thấm hút nước tiểu của bé tối đa, lưng thun vừa vặn đa chiều Comfort 5 tại 5 vị trí lưng, mông, 2 chân và bẹn như tã quần Huggies cho bé được thoải mái vui chơi nhé!


Nếu bé tỏ ra lười “vận động”, mẹ hãy thử khích lệ bé bằng cách tung ra những món đồ chơi thật xinh yêu ngoài tầm với, nhằm khuyến khích bé di chuyển nha!


…vịn đi


Lúc bé muốn vịn đi có thể rơi vào tầm 9 tháng tuổi, nhưng cũng có thể kéo dài đến tận 14 tháng. Vì vậy, nếu bé chậm đi, mẹ cũng đừng quá sốt ruột nhé! Ban đầu, khi tập đi, bé sẽ cần phải vịn vào một vật gì đó thật vững để men theo đó, can đảm bước từng bước một. Tuy nhiên, dù vật bé vịn có vững chắc đến mức nào, bé vẫn rất cần vòng tay chở che của mẹ đấy! Quan trọng nhất, mẹ phải chịu khó để mắt đến các vật sắc, nhọn và cả những vũng nước lênh láng trên sàn, để tránh gây tai nạn nguy hiểm cho bé nhé!


…tự đứng


Trong giai đoạn khoảng 10 đến 12 tháng tuổi, mẹ sẽ được chứng kiến khoảnh khắc đáng yêu của bé, khi lần đầu tiên bé có thể tự đứng vững trên đôi chân nhỏ bé của mình. Thật xúc động phải không nào! Đến lúc này, sự linh hoạt của các khớp và khả năng phối hợp vận động toàn thân ở bé đã rất nhuyễn rồi! Mẹ tự tin để bé tự đứng vững nhé!



…tự đi


Những bước đi đầu đời của con sẽ thường chốt vào khoảng 12 tháng tuổi. Ngoài các yếu tố đánh dấu sự phát triển thể chất như sự cứng cáp của hệ xương, sự nhịp nhàng chuyển động của các cơ, khớp, thì sự tự tin chính là bí quyết để giúp bé sớm tự đi đấy các mẹ ạ! Bởi vậy, hơn ai hết mẹ phải là người hiểu con cần gì và cần mẹ lúc nào để sẵn sàng khích lệ tinh thần của con nhé!


Cơ bản, các mốc phát triển của con là vậy mẹ nhé! Tùy theo mỗi bé, các mốc này sẽ có thể xê dịch thời gian chuẩn một chút. Tuy nhiên, nếu linh cảm bất thường, mẹ cũng đừng ngại hỏi bác sĩ nha! Sự can thiệp sớm bao giờ cũng có lợi cho sự phát triển của bé sau này! :)