Hiện tại vụ việc này đang được chia sẻ rất nhiều trong các hội nhóm, đặc biệt là những hội nhóm của người dân khu vực Quảng Bình, miền Trung.

Thông tin cũng đã được đăng tải trên báo chí chính  thống rồi. Mình chia sẻ lại trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Sự việc bắt đầu khi nhiều người dân xung quanh một ngôi làng ở Quảng Bình đã tin tưởng và đưa tiền cho Nguyễn Thị Lài (sinh năm 1995)  bằng hình thức vay mượn cá nhân. Tổng số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng. Nhưng hiện tại thôn nữ này đã bỏ trốn khỏi địa phương, không có dấu vết liên lạc khiến nhiều người khóc ngất vì mất số tiền cả đời tích góp!

Sáng 19-5, ông Nguyễn Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình cho biết, một số làng quê tại địa phương này đang rúng động trước vụ việc l/ừ/a đ/ả/o hàng chục tỉ đồng qua hình thức vay mượn cá nhân.

hình ảnh

Rất nhiều người dân xung quanh đều là nạn nhân của thôn nữ sinh năm 1995 này, thậm chí trong đó còn có cả họ hàng, bạn bè của của Nguyễn Thị Lài cũng bị sập bẫy, ảnh: NLĐ

Người đứng sau vụ việc này là thôn nữ Nguyễn Thị Lài (SN 1995; quê xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình).

Theo tìm hiểu, Nguyễn Thị Lài đã sử dụng hình thức vay mượn cá nhân để huy động một số tiền lớn từ nhiều nạn nhân chủ yếu tại địa bàn thôn Công Hòa, xã Quảng Trung và thôn Tiên Xuân, xã Quảng Tiên và một số địa phương lân cận quanh khu vực thị xã Ba Đồn.

Bằng thủ đoạn lời hứa trả lãi suất cao, Lài đã dễ dàng thuyết phục được nhiều người giao tiền cho mình trong một thời gian dài. Tuy nhiên, sau khi "gom" được số tiền lớn ước tính hàng chục tỉ đồng, Lài đã bỏ trốn khỏi địa phương khiến làng quê nghèo nháo nhác, nhiều nạn nhân trong cảnh điêu đứng vì nguy cơ mất tài sản.

hình ảnh

Bà Thức tuyệt vọng vì mất trắng số tiền quá lớn mà khả năng lấy lại gần như bằng 0, ảnh: NLĐ

Trình bày với phóng viên, bà Đinh Thị Thức (58 tuổi; ở thôn Công Hòa, xã Quảng Trung) cho biết lấy lý do cần vay tiền cho em gái mình đi xuất khẩu lao động ở Úc, Nguyễn Thị Lài đã vay của bà Thức tổng cộng 4 lần với tổng số tiền hơn 2,4 tỉ đồng - qua hình thức viết giấy cho vay tiền (ký, điểm chỉ và người làm chứng) vào ngày 12-6-2023.

Trên giấy, Lài cam kết sẽ trả cho bà Thức trước tháng 2-2024.

Tương tự, trường hợp bà Nguyễn Thị Thế ở thôn Công Hòa - cũng cho Nguyễn Thị Lài vay 4 lần với tổng số tiền 1,8 tỉ đồng trong năm 2023.

Nguyễn Thị Lài là ai mà có thể vay được nhiều tiền của người dân như vậy

Nhiều người dân tại thôn Công Hòa đang "mất ăn, mất ngủ" và phải đối mặt với nguy cơ mất nhà cửa do đã thế chấp tài sản để có tiền cho Lài vay chỉ căn cứ bằng "giấy vay tiền". Họ đang rơi vào cảnh tuyệt vọng vì tin vào lời hứa hẹn của "nữ quái" này. Chỉ tính riêng một số trường hợp trong làng này đã cho thôn nữ này vay với số tiền khoảng 20 tỉ đồng.

hình ảnh

Chân dụng thôn nữ Nguyễn Thị Lài dùng thủ đoạn để chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng của người dân xung quanh làng xóm, quê hương, ảnh: NLĐ

Ngoài ra, bằng thủ đoạn vay tiền, Nguyễn Thị Lài đã l/ừ/a đ/ả/o của rất nhiều nạn nhân các vùng lân cận với con số ước tính hàng chục tỉ đồng. Trong đó, nhiều người là họ hàng, bạn bè, xóm làng... của thôn nữ

Theo người dân địa phương, Nguyễn Thị Lài đã có chồng con và xây dựng một căn nhà khang trang tại thôn Công Hòa, xã Quảng Trung. Chồng Lài đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc từ nhiều năm trước nhưng chưa về nước. Trước khi bỏ trốn, Lài mở quán bán đồ ăn sáng ở quê nhà.

Người dân đồn đoán, Nguyễn Thị Lài sau khi rời khỏi địa phương có thể đã bỏ trốn sang Trung Quốc nên việc tìm gặp đối tượng rất khó khăn và họ đã tìm nhiều người thân quen Lài hỏi thăm tung tích nhưng không có dấu vết rõ ràng.

Các nạn nhân cho biết họ đã gửi đơn tố cáo vụ việc lên Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Quảng Bình để điều tra và truy tìm Nguyễn Thị Lài, nhưng sau một thời gian vẫn chưa có tiến triển. Họ vẫn đang mong chờ sự can thiệp kịp thời và hiệu quả từ phía cơ quan chức năng để có thể lấy lại một phần số tiền đã mất.

Người cho vay nặng lãi có vi phạm pháp luật không?

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (tức cho vay với lãi suất từ 100%/năm trở lên) thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi,  bổ sung năm 2017. Tùy mức thu lợi bất chính từ hành vi cho vay lãi nặng mà khung hình phạt tội này có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Trường hợp cho vay vượt mức 20%/năm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (tức chưa tới mức lãi suất 100%/năm) thì bị xử phạt hành chính với quy định tại khoản 4 và khoản 7 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm như sau: Mức xử phạt là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với cá nhân vi phạm (đối với tổ chức thì mức phạt tiền là 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng). Đồng thời người vi phạm phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm.