Tại sao điều kiện xã hội vật chất phát triển, trẻ em được ăn uống và đáp ứng đầy đủ nhưng vẫn còi cọc, biếng ăn, châm đi, chậm nói rồi chậm phát triển, trầm cảm, tự kỷ..?

Trẻ em thời hiện đại (Thừa điều kiện - thiếu kỹ năng sống)

Đồng nghĩa với việc trẻ ngày càng được đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất thì nhiều trẻ ngày nay cũng trở nên khuyết tật về mặt tâm hồn và kỹ năng sống.

Ngày nay các gia đình có xu hướng sinh con ít, trong khi mức sống ngày càng cao. Vì thế nhiều cha mẹ không tiếc đầu tư cho con vào mọi mặt, luôn đáp ứng cho con những điều kiện sống tốt nhất, ăn những món ngon nhất. Thế nhưng mặc cho những công lao đó thì trẻ lại dần có nhiều vấn đề gặp phải như lười ăn, còi cọc, chậm phát triển, ít nói, trầm cảm, rối loạn cảm xúc...

Tình trạng này xảy ra nhiều ở các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh..

Nguyên nhân được xác định đó chính là cách yêu thương con chưa đúng cách của các bậc cha mẹ trẻ thời hiện đại. Chúng ta đang dạy con theo cách chúng ta muốn nhưng quên đi rằng hãy dạy con theo cách các con muốn. Ngay từ nhỏ các con đã được tiếp xúc với công nghệ, ít được giao tiếp và tiếp xúc với thế giới bên ngoài, các con chỉ được ở trong cái cũi cái thế giới mà bố mẹ đã vạch sẵn ra mà chúng ta vẫn nghĩ đó là thế giới an toàn và thuận lợi cho con. Ngay từ khi còn nhỏ chỉ ngồi xe đẩy hoặc được ông bà, người giúp việc bế ẵm trên tay không cho xuống đất để tự do chạy nhảy vì sợ bé bẩn hoặc ngã đau.

Các bậc cha mẹ của chúng ta do quá bận bịu với công việc nên thường cho con tiếp xúc với ti vi, điện thoại, máy tính khiến cho tuổi thơ, kiến thức về thế giới bên ngoài của con trở nên nghèo nàn và được gói gọn trong chiếc điện thoại. Nhưng cha mẹ không biết rằng: Trẻ nhỏ là lúc con cần khám phá thế giới xung quanh, trẻ cần được vận động nhiều hơn là ăn, được giao tiếp hơn là việc ngồi nhìn thế giới giao tiếp quà màn ảnh của công nghệ..như thế trẻ mới phát triển tốt về mặt trí não lẫn thể chất. Đây cũng là những cách cha mẹ nên biết để nuôi dạy con khỏe mạnh, thông minh.

Và 1 việc quan trọng hơn nữa đó là việc: Phụ huynh cần đi học "làm cha mẹ kỹ năng" chứ đừng làm "cha mẹ bản năng"

(Nguồn: Chuyên gia tâm lý trẻ em Vũ Trường Giang)