Vậy là mẹ đã mất con thật rồi,phải không con? Đến bây giờ mẹ cũng không dám tin vào điều đó, đối với mẹ, đó như là một cơn ác mộng mà nỗI đau nó để lạI cho mẹ quá lớn khi đứa con trai bé bỏng đã rờI xa vòng tay ấm áp của mẹ khi con chỉ mớI qua tháng tuổI thứ 8. Con trai của mẹ kháu khỉnh lắm, gương mặt sáng hay cườI vớI hai lúm đồng tiền thật sâu hai bên má. Hai tháng tuổI con đã tập lật, rồI trườn và sau đó thì bò vững vàng khi mớI 7 tháng tuổi. Con chưa đứng chựng được nhưng có thể vịn vào thành giường đứng lên dứt khoát, ngồI xuống cũng dễ dàng. Con bò nhanh lắm, mẹ chỉ cần bỏ con một lát để ra tắt ấm nước đang sôi, khi vào con đã ngồI gọn gàng bên cửa ngóng ra gọI mẹ. Và, con cũng bò nhanh đến nỗI có biết bao nhiêu bác sĩ giỏI túc trực bên giường bệnh của con cũng không đuổI theo kịp, họ phảI buông tay để con rờI xa ba mẹ, xa anh Hai. Con của mẹ dễ lắm, không phiền hà gì ai cả. Con ăn cũng dễ hơn anh Hai, hay cườI, những khi bị anh Hai cắn vớI rất nhiều những dấu răng hằn sâu, con cườI đùa giỡn vớI anh, khi bị anh Hai ngồI nhong nhong trên lưng, con cườI, lăn vòng vòng rơi ra khỏI nệm, con cũng không hề khóc, khi mẹ ẵm lên thì con lạI toét miệng cườI nhìn mẹ; ngủ dậy cho dù là chưa đẫy giấc, không thấy mẹ, nghe tiếng mẹ lục đục dọn dẹp phía sau, con “e, e!” lên vài ba tiếng gọI mẹ, đến khi mẹ lên tiếng:”Con chờ mẹ chút xíu, mẹ đang dở tay!”,con tiếp tục nằm “a,a!” một mình, hai tay đan vào nhau tự chơi đùa. Khi bận việc, mẹ đặt con vào xe tập đi, con “bơi” đến bên những bức tranh con vật mẹ vẽ trên tường cho hai anh em nói chuyện ồ ồ, rồI cườI thích thú như những con vật đó cũng là bạn của con vậy. Con biết không, những lúc đó mẹ thấy thương con biết nhường nào, thấy hạnh phúc biết nhường nào. Tuy con m ẹ còn nhỏ xíu nhưng tỏ ra thông minh lắm, rất tình cảm, con đã bày ra đủ thứ trò ngộ nghĩnh nên cả nhà đều gọI con là “Bull cà chớn”. Và ba mẹ đã mừng thầm trong bụng vì những điều đó. Nhưng cũng có những lúc mẹ không phảI vớI con, mẹ bực mình phát vào mông con khi cả đêm con k chịu bú giọt sữa n ào khi ến m ẹ phảI thức suốt đêm canh từng ph út, t ừng giây cho con bú, sốt ruột đến nhường nào, mà ban ngày thì mẹ còn phảI lo biết bao nhiêu là vi ệc, không m ột ph út nghỉ ngơi. V ậy m à con không cho mẹ một cơ hộI để được chuộc lỗI vớI con, đ ể được hạnh phúc nh ững khi chứng kiến con trai của mẹ bày trò. Con phát bệnh và rờI xa ba mẹ chỉ trong vòng có 3 ngày, không phiền hà, không nợ nầng và cũng không cho mẹ được chuẩn bị gì cho con khi ra đi, nhưng con vẫn bi ết chờ ba về để cườI đùa vớI ba lần cu ốI trước khi lịm đi dù lúc đó con đã rất mệt. Con biết không, mẹ muốn đánh con thật đau vì con trai ủa mẹ hư lắm, không chịu nghe lờI ba mẹ, không chịu cố gắng v ượt qua căn bệnh dù ba mẹ luôn cầm tay con:”Cố gắng lên con, ba mẹ biết con làm được mà !”, con không chịu cùng ba m ẹ và anh Hai mừng thôi nôi của mình. Con mệt, con còn nhỏ nhưng con hiểu, nước mắt con chảy dài hai bên mắt làm lòng mẹ đau đến đứt từng khúc ruột. Ba khóc, nước mắt chảy vào trong, rồI không còn chỗ nữa, tiếng khóc vỡ òa không cách gì kìm lại…Ba mẹ chỉ kịp đưa con về tớI nhà là con bỏ đi ngay, không kịp để mẹ được ru con lần cuốI đ ể con nhẹ nhàng vào giấc ngủ trong bài hát ra mà con thích nhất…


Chỉ còn vài ngày nữa thôi sẽ là thôi nôi của con và sau đó là sinh nh ất lần thứ nh ất, ng ày 02/9, vậy m à tuần 100 ngày của con đã qua được hơn 1 tuần rồi. Thỉnh thoảng con có về thăm ba mẹ, nh ưng rồI không thấy nữa, ng ta nói vậy là con trai mẹ đã siêu thoát, nhưng mẹ nhớ con quá cứ khấn vái năn nỉ con về thăm ba mẹ để mẹ được ôm con, để mẹ đuợc biết con trai mẹ đi đứng đã vững chưa, có bị té ngã nhiều không…?Ba b ảo, th ôi, đ ể con đi cho nhẹ nhàng, siêu thoát. Mẹ cũng muốn vậy nhưng mẹ nhớ con quá đi, con ơi!…