Trẻ con như một trang giấy trắng,những hành động và lời nói của người lớn có những tác động nhất định với trẻ. Vậy mà nhiều khi bố mẹ vô tình lấy yêu thương làm cái cớ để muốn con làm việc này việc kia.

Chẳng hạn như bố mẹ hay nói với con: Con ăn ngoan nào con không ăn ngoan là không thương bố mẹ đó.

Hoặc là con ăn giỏi đi rồi mẹ mới thương không ăn là mẹ không thương đâu đấy.

Hoặc là bảo con ăn xong sẽ cho đi chơi khu vui chơi, mua đồ chơi. 

Những câu như thế vô hình chúng ta đã dùng yêu thương để dỗ trẻ ăn nhiều hơn mà. Và giả dụ trẻ sẽ ăn nhiều thì là do con hiểu đó là do con yêu thương ba mẹ chứ không phải là con hứng thú với việc ăn uống. 

Nhưng thời gian đầu có thể con làm tốt nhưng càng lớn khi con không có hứng thú ăn uống sẽ dễ dẫn đến biếng ăn.

Những câu nói của cha mẹ tưởng chừng tích cực, giúp con ăn uống tốt hơn, vô tình, nếu kéo dài, sẽ khiến con trẻ nhận được những thông điệp ngầm rất không tốt, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. 

Những thông điệp ngầm như thế này, không chỉ trong việc ăn uống, mà kể cả trong việc học, việc chơi sau này, cha mẹ tiếp tục gắn mác cảm xúc, tình yêu thương của cha mẹ cho những hành động của con, thì không những không giúp con tốt lên mà còn khiến cho con nảy sinh những tâm lý tiêu cực, thái độ chán nản, tự ti vào bản thân.

Thay vì vậy bố mẹ có thể trao cho con cơ hội được đói để con có thể ăn ngon hơn. Và cảm thấy việc ăn uống thú vị chứ không phải chỉ là nhiệm vụ mỗi ngày phải thực hiện vì yêu thương.

Bố mẹ cần liên tục quan sát trẻ, nhìn lại bản thân, đứng trên lập trường của trẻ để cảm nhận trẻ sẽ nghe thấy những gì!