Bài viết dưới đây hoàn toàn được viết về việc ngủ của trẻ sơ sinh – từ việc đưa chúng vào giấc ngủ, giữ giấc ngủ sâu và đảm bảo rằng chúng có một không gian an toàn và thích hợp để ngủ.



1 trong những chủ đề vẫn gây tranh luận giữa các bậc phụ huynh là việc nên hay không việc ngủ chung cùng con (ngủ chung giường, cùng phòng hoặc để con ngủ độc lập). Nhiều chuyên gia khuyên rằng nên để các bé được ngủ riêng, học cách ngủ độc lập và tự mình duy trì giấc ngủ. Các nghiên cứu cho thấy rằng thói quen ngủ độc lập và lành mạnh từ khi còn sơ sinh không chỉ cải thiện tâm trạng và hành vi hàng ngày của trẻ, mà còn tác động tích cực lâu dài đối với sức khỏe và hành phúc của bé. Trẻ không ngủ đủ có thể làm tăng nguy cơ thừa cân và có khó khăn về cảm xúc và hành vi ở tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành.


Các bậc phụ huynh thường khó có thể chỉ cho con sự khác biệt giữa một cái ôm chúc ngủ ngon và sự chiều chuộng không lành mạnh cho giấc ngủ. Theo nhà nghiên cứu về giấc ngủ Jodi Mindell – giáo sư tâm lý học tại Đại học Saint Joseph và phó giám đốc của Trung tâm Giấc ngủ tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, Nhẹ thì là sự cưng nựng trẻ ở cũi hoặc chỗ nằm của bé - mặc dù để có môi trường lý tưởng cho bé thì nên cho bé ngủ riêng phòng – và nghiêm trọng hơn là những hành động cưng nựng trong lúc bé ngủ. “Vấn đề ở đây chính là việc bé cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ trong lúc ngủ” –Tác giả cuốn sách “Giấc ngủ trọn đêm - Làm thế nào để cha mẹ cùng bé đều có giấc ngủ ngon” đưa ra quan điểm. “Kể cả khi cha mẹ đang ngủ cùng giường hay cùng phòng với bé, đừng hiện diện trong giấc ngủ của con trẻ, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Để làm được điều đó, đừng bao giờ ôm bé, cho bé bú hoặc làm bé vỗ về khi ngủ. Giấc ngủ của bé rất vững chắc, như kiềng ba chân vậy, vì thế nếu bé có hơi tách ra, hãy yên tâm rằng bé sẽ ngủ tốt hơn rất nhiều.”



Giáo sư Mindell đã thu thập dữ liệu về giấc ngủ của trẻ trên gần 30.000 trẻ em từ 0 đến 3 tuổi tại 17 quốc gia bao gồm cả Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand và những nơi khác là chủ yếu châu Á: như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại Hoa Kỳ và các quốc gia chủ yếu là da trắng khác, Giáo sư Mindell thấy chỉ có 12% các bậc cha mẹ ngủ chung giường, và 22% ngủ chung phòng với con. Nhưng ở các nước châu Á con số này cao hơn nhiều: gần 65% phụ huynh ngủ chung, và 87% ngủ trong cùng một phòng.



Số liệu trên hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đó về việc trẻ ngủ cùng bố mẹ – cả chung giường lẫn chung phòng – đã dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị rối loạn về giấc ngủ. Theo đó, trẻ sơ sinh ở châu Á ngủ ít hơn nhiều so với phần còn lại và chất lượng giấc ngủ của chúng kém hơn đáng kể so với ở trẻ ở Mỹ. Tuy nhiên khi phân tích sâu hơn về dữ liệu giấc ngủ trẻ em châu Á, Giáo sư Mindell và các đồng nghiệp đã nhận ra những sự nhiều sự khác biệt so với các nước da trắng: Những đứa trẻ châu Á ngủ một mình, chất lượng giấc ngủ của chúng cũng chỉ thấp như những đứa trẻ ngủ cùng cha mẹ.



Tại sao lại có sự khác biệt này? “Các bậc cha mẹ châu Á luôn ở gần con khi con ngủ (khiến đứa trẻ vẫn cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ), còn ở Mỹ, thì đứa bé được đặt xuống giường của mình trong một căn phòng riêng biệt, bé được tự mình ngủ. Cha mẹ Mỹ đặt con xuống, họ ra ngoài và chúc bé ngủ ngon” – Giáo sư Mindell giải thích về sự khác biệt về số liệu trên.


Tuy nhiên, Mindell tin rằng các bậc cha mẹ nên xây dựng thói quen đi ngủ khi bật các âm thanh thư giãn mặc dù điều đó không nhất thiết sẽ làm trẻ ngon giấc cả đêm. “Thức dậy là chuyện bình thường, tất cả trẻ đều tỉnh giấc từ 2 đến 6 lần 1 đêm, chả việc gì cần lo lắng cả”


Vấn đề khi bạn hiện diện trong giấc ngủ của bé là bé cũng sẽ mong đợi bạn ở đó để giúp bé có thể ngủ lại (với các bé tự ngủ thì các bé có thể tự ngủ lại) “Nếu bạn được lắc nôi, cho bú, cho ăn mỗi khi đi ngủ, thì tin tôi đi, bạn sẽ cần điều đó khi thức dậy” (ý bảo cái này là k cần thiết, nhưng các bậc phụ huynh châu Á cứ làm, tạo thói quen cho trẻ thức dậy là đòi mấy cái này)


Để tránh việc phụ thuộc, Mindell gợi ý rằng cha mẹ nên có thói quen chúc con ngủ ngon,nhưng nên dời đi trước khi em bé trôi vào giấc ngủ; “Chúng tôi muốn giấc ngủ sẽ là thời gian thực sự tuyệt vời cho các gia đình, chúng tôi muốn những cái ôm, chúng tôi muốn những câu chuyện sẽ được đọc, chúng tôi muốn đây sẽ là một phần thực sự đặc biệt trong ngày; Mindell nói. Chúng tôi chỉ muốn các bé được ngủ độc lập”


Theo tạp chí Times,


Minh Hiếu (phỏng dịch)



Chả là nhà em đang nuôi con nhỏ, em thì bảo cho bé ngủ một mình, nhưng ông bà thì cứ kiên quyết bắt ngủ cùng con nên em nhờ bạn dịch bài này, mọi người nêu quan điểm xem thế nào ạ. Em thì em nghĩ cho con ngủ riêng, vợ chồng cũng có không gian riêng tư nhiều hơn ấy. Chứ bây giờ cứ nửa đêm lại phải dậy thế này vừa k tốt cho nó, vừa mệt mình ạ.


Bài viết tiếp theo sẽ là về lợi ích khi ngủ cùng con cho góc nhìn nó đa chiều, có mẹ nào hóng không ạ?