Dù là một nguyên tố vi lượng nhưng kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Kẽm tham gia thành phần cấu trúc tế bào, tác động tới nhiều quá trình sinh học trong cơ thể, hoạt hóa nhiều enzym khác nhau, tác động lên các quá trình tổng hợp, phân giải axit nucleic và protein.

Bố sung kẽm cho bà bầu sẽ giúp mẹ tăng cường hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng, giảm tỷ lệ sinh non xuống đáng kể. Nhất là, kẽm làm tăng sức mạnh của tế bào thần kinh và là chất dẫn truyền thần kinh, tác động trực tiếp tới sự phát triển não bộ của bé, nên mẹ cần bổ sung đầy đủ.

Khi nào thì cần bổ sung kẽm.

Thực ra thì kẽm cần thiết với người trưởng thành chứ không riêng gì phụ nữ mang thai. Và câu trả lời tốt nhất đó là khi quyết định mang thai, mẹ hãy tranh thủ chuẩn bị cơ thể thật tốt, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, trong đó có kẽm, để tăng cường sức khỏe, chuẩn bị mang thai.

Mẹ có thể bổ sung trước khi mang thai khoảng 2 tháng, với lượng khuyến cáo hằng ngày là 8mg mỗi ngày. Đừng bổ sung quá nhiều kẽm vì chúng có thể làm cản trở sự hấp thu của các dưỡng chất khác trong cơ thể.

Trong thời gian mang thai, việc bổ sung kẽm cho bà bầu vẫn cần được duy trì nhưng lúc này ở mức cao hơn là khoảng 12mg mỗi ngày. Duy trì mức nhu cầu này cho tới thời gian cho con bú.

Các thực phẩm chứa kẽm mẹ cần bổ sung

Mẹ có thể tìm thấy các thực phẩm chứa kẽm lành mạnh và tốt cho sức khỏe như:

Các loại thịt như thịt heo, thịt bò, thịt gà…

Các loại hải sản có vỏ

Những loại hạt như hạt bí, hạnh nhân, hạt vừng…

Trứng

Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, hạt quinoa, gạo lứt

Socola đen

Các loại rau củ như rau chân vịt, đậu nành, đậu Hà Lan,..

Sữa

Vì sự phát triển và trí thông minh của con trẻ sau này, mẹ hãy sắp xếp bổ sung kẽm đầy đủ và đúng cách, đúng thời điểm nhé. Nếu trong thời gian mang thai, mẹ cũng nên theo dõi kỹ sức khỏe của mình và bổ sung kẽm cho bà bầu đầy đủ, vì đây là những đối tượng dễ bị thiếu hụt kẽm nhất.

hình ảnh