Kinh nguyệt là trạng thái xảy ra ở bất kỳ bạn nữ nào, từ giữa thời kỳ trưởng thành đến độ tuổi tiền mãn kinh. Dù vậy, nhưng khi hành kinh xuất hiện lần đầu đều khiến phái đẹp phải hoang mang, lo lắng và nhiều người sẽ không hiểu rõ về hiện tượng này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới chị em phụ nữ thông tin về máu kinh nguyệt là gì cũng như một số lưu ý cần biết khi lần đầu có kinh nguyệt.

Máu kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng có tính lặp lại ở mọi phụ nữ. Đây cũng là điều kiện cần thiết để quá trình sinh sản hình thành. Trước khi cơ thể phụ nữ rụng trứng ở thời kỳ trưởng thành, nội mạc trong tử cung sẽ bao phủ bề mặt tử cung. Đến khi phóng noãn (trứng rụng), nội mạc sẽ thay đổi nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thụ tinh và mang thai. Tuy nhiên, nếu trứng rụng không gặp tinh trùng thì tử cung sẽ tự loại bỏ nội mạc để tiếp tục chu kỳ kinh nguyệt mới. Quá trình loại bỏ này gọi là thời kỳ “đèn đỏ” và biểu hiện thông qua máu kinh nguyệt ở âm đạo. 

Máu kinh nguyệt hay chất lỏng kinh nguyệt, có tên gọi chính xác là dòng kinh nguyệt và được gọi nhiều là máu kinh. Máu kinh nguyệt thực tế có chứa một ít máu cùng chất nhầy cổ tử cung, âm đạo và các mô nội mạc cổ tử cung. Máu kinh nguyệt sẽ có màu đỏ, hơi đậm hơn so với máu tĩnh mạch.

Máu kinh nguyệt sẽ có màu sắc khác nhau, sự thay đổi màu máu kinh nguyệt có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Máu kinh nguyệt ở mỗi thời điểm, mỗi người phụ nữ sẽ không giống nhau.

Máu kinh nguyệt màu đỏ tươi:

là bình thường, cho thấy trạng thái sức khỏe sinh sản tốt và cơ quan sinh sản đang hoạt động bình thường. 

Máu kinh nguyệt màu đỏ sẫm và đông thành cục:

Màu máu kinh này chủ yếu do lượng estrogen cao và progesterone thấp. Tuy nhiên, các bạn nữ cần lưu ý trường hợp máu kinh nguyệt đỏ sẫm kèm theo cục máu đông có thể cảnh báo u xơ tử cung hoặc Polyp tử cung.

Máu kinh nguyệt màu đỏ lẫn xám:

Tình trạng máu kinh nguyệt như vậy nguy cơ cảnh báo bạn đang bị nhiễm trùng. Kèm theo đó có thể xuất hiện tình trạng đau bụng dưới dữ dội, máu kinh có mùi hôi tanh giống mùi cá ươn.

Máu kinh nguyệt màu nâu sẫm:

Đây có lẽ là sự trộn lẫn giữa máu cùng chút niêm mạc tử cung. Đôi khi máu ra ngoài cơ thể chậm hơn nên có thời gian oxy hóa dẫn đến máu kinh mang màu như vậy.

Máu kinh nguyệt màu hồng:

Nguyên nhân do lượng estrogen thấp. Có thể xuất hiện màu máu kinh nguyệt này khi bạn nữ tập luyện quá mức hoặc báo hiệu hội chứng đa nang buồng trứng hay thời kỳ tiền mãn kinh.

Máu kinh nguyệt màu nhạt:

Máu kinh nguyệt sẽ có màu trắng và loãng như nước. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang bị thiếu máu ở mức độ nặng. Lúc này bạn nên đi khám để hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách giải quyết.

Lưu ý lần đầu có kinh nguyệt

lần đầu có kinh nguyệt như thế nàolần đầu có kinh nguyệt như thế nào

Dấu hiệu kinh nguyệt lần đầu

Lần đầu có kinh nguyệt, một số người sẽ không có biểu hiện gì khác ngày thường. Bên cạnh đó, những người khác có thể xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt thông qua các dấu hiệu như: Mọc mụn, chứng bụng, đau ở vú, đau lưng, tiêu chảy, mệt mỏi hơn bình thường, dễ xúc động hoặc cáu kỉnh, thèm ăn và đặc biệt là đồ ngọt, tiết dịch âm đạo trong hoặc trắng,…

Khi bạn nữ phải đối mặt với các vấn đề lần đầu có kinh nguyệt, cần lưu ý chuẩn bị trước các vật dụng cần thiết để đề phòng máu kinh nguyệt xuất hiện bất cứ lúc nào. Kể đến như: Quần lót sạch, băng vệ sinh, khăn ướt, thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) vì nhiều trường hợp có hiện tượng kinh nguyệt đau bụng dữ dội, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe bạn nữ. Ngoài ra, bạn nữ cần luyện tập thể dục thường xuyên nhằm cải thiện sức khỏe và tuân theo chế độ ăn lành mạnh, hợp lý giúp máu kinh nguyệt ra đều, có màu ổn định.

Lần đầu có kinh nguyệt kéo dài trong bao lâu

Kỳ kinh nguyệt đầu tiên của bạn nữ sẽ chỉ kéo dài vài ngày. Sẽ mất vài tháng để chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn và máu kinh nguyệt có màu tốt nhất. Khi cơ thể bạn nữ đã làm quen thì kinh nguyệt kéo dài từ 2 – 7 ngày mỗi tháng.

Mong rằng chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về máu kinh nguyệt cũng như cách quan sát màu máu kinh nguyệt để nhận biết trạng thái sức khỏe của bản thân. Ngoài ra những lưu ý đã đề cập không chỉ áp dụng được cho lần đầu có kinh nguyệt mà còn vô cùng cần thiết cho cả các chu kỳ hành kinh sau này.

Xem thêm: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt có thai và phòng tránh thai

Xem thêm: Mẹo chữa kinh nguyệt ra nhiều tại nhà