Kết hôn trễ, sinh con muộn đang là xu hướng, nhưng càng lớn tuổi thì càng phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi mang thai nha các mẹ.

Việc mang thai khi qua tuổi 30 dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như công việc bận rộn, áp lực cuộc sống, tuổi tác. Chưa kể các mẹ còn phải đối mặt với nguy cơ tai biến khi thai lớn, huyết áp, tiểu đường…

Dưới đây là những điều cần biết và kinh nghiệm chuẩn bị mang thai cho mẹ lớn tuổi. Nếu có dự định sinh con muộn thì các mẹ nên tìm hiểu.

Những vấn đề khi mang thai thời điểm lớn tuổi

1. Suy giảm số lượng và chất lượng trứng

Trứng sẽ già dần theo độ tuổi, lúc này khả năng thụ thai, khả năng làm tổ trong tử cung và khả năng sinh trưởng đều bị ảnh hưởng. Chuẩn bị mang thai cho các mẹ lớn tuổi, việc đầu tiên là nên đi kiểm tra trước. Chỉ cần một chút bất thường cũng có thể xảy ra khả năng dị tật thai nhi.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: yale

2. Biến chứng thai kỳ

Theo thống kê, phụ nữ lớn tuổi thường dễ bị tai biến khi mang thai hơn phụ nữ bình thường và xác suất sảy thai cao gấp 2 - 3 lần. Việc bồi dưỡng và chăm sóc sức khỏe thật tốt trước khi mang thai là vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm giúp mẹ dễ thụ thai dù lớn tuổi

1. Điều hòa khí huyết

Kinh nguyệt không đều là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc mang thai. Kinh nguyệt không đều trong thời gian dài không chỉ gây hại cho sức khỏe phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nang trứng. Quá trình rụng trứng không ổn định, rối loạn rụng trứng nghiêm trọng sẽ khiến mẹ không thể có con.

2. Điều dưỡng buồng trứng

Theo tuổi tác, chức năng buồng trứng suy giảm dần, do đó, cần chăm sóc buồng trứng thật tốt. Các mẹ có thể đi khám để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn để buồng trứng được bảo dưỡng đúng cách, tăng tỷ lệ thụ thai thành công.

3. Chế độ ăn uống

Để sớm ngày có em bé, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày ngay trước khi mang thai. Cố gắng ăn thực phẩm lành mạnh, bổ sung axit folic, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E. Bên cạnh đó nên cố gắng không ăn thức ăn chiên và lạnh, nói không với các chất không tốt như rượu bia. Mẹ cũng nên uống ít trà và cà phê.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: sohu

4. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ

Đi ngủ sớm và dậy sớm để đảm bảo giấc ngủ. Thời gian tạo máu của cơ thể chủ yếu tập trung từ 22 giờ – 2 giờ sáng, cần đảm bảo giấc ngủ say trong thời gian này.

5. Tập thể dục

Nên chọn phương pháp vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga được thì càng tốt.

6. Theo dõi chu kỳ đều đặn

Một khi dự định mang thai, mẹ cần chú ý theo dõi chu kỳ và ghi chú lại đầy đủ. Nếu không đều đặn hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, hoặc là mẹ điều dưỡng lại hoặc đi khám bác sĩ.

Bên cạnh đó, việc theo dõi chu kỳ sẽ giúp các mẹ canh được ngày rụng trứng, đây là yếu tố quan trọng để “một phát ăn ngay”. Thời điểm thụ thai thích hợp nhất được tính như sau:

Với chu kỳ ngắn nhất hãy trừ đi 18 ngày. Ví dụ chu kỳ là 25 ngày thì 25-18=7. Do đó, ngày dễ thụ thai nhất chính là ngày thứ 7 tính từ sau ngày đầu tiên của chu kỳ.

Với chu kỳ dài nhất hãy trừ 11 ngày. Ví dụ như chu kỳ là 30 ngày thì 30-11=19. Với cách tính ngày rụng trứng này thì khoảng thời gian dễ thụ thai là từ ngày thứ 7 - 19 của chu kỳ.

7. Thư giãn tâm trí và cố gắng bình yên nhất có thể

Đôi khi càng lo lắng, càng khó có thai. Áp lực tâm lý quá lớn sẽ ảnh hưởng đến nội tiết, lâu ngày dẫn đến co bóp mạch máu. Cơ tử cung và ống dẫn trứng bị rối loạn co bóp sẽ khiến khó thụ thai.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: aiziw

Do đó, kinh nghiệm chuẩn bị mang thai cho những mẹ lớn tuổi, sinh muộn là đừng lo gì cả. Nếu cả mẹ và bố đều có sức khỏe tốt, chức năng sinh sản bình thường, mẹ cứ điều dưỡng cơ thể thật tốt, cứ từ từ rồi con sẽ đến thôi.