Theo lời khuyên của các bác sĩ thì để đảm bảo thai nhi phát triển một cách toàn diện thì mẹ cần lưu ý đến những cột mốc sau:

Siêu âm thai lần đầu tiên từ tuần 5 – tuần 8

Đây là lần đầu tiên mà mẹ sẽ tiến hành đến các trung tâm y tế để xác định sự hình thành của em bé trong bụng khi phát hiện mình bị mất kinh và đã thử qua bằng que thử thai tại nhà.

Ở lần khám đầu tiên này thì các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các thông số về:

  • Cân nặng của mẹ để xem mẹ có bị béo phì hay không?
  • Kiểm tra tình hình phát triển và sức khỏe của thai nhi qua tim thai.
  • Kiểm tra huyết áp để ngăn ngừa bệnh tiền sản giật ở mẹ.
  • Tiến hành các xét nghiệm máu, các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, HIV, thủy đậu…
  • Dự đoán ngày sinh của mẹ
  • ….

Sau khi tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra cụ thể thì các bác sĩ sẽ tư vấn các loại Vitamin cùng chế độ dinh dưỡng mà mẹ cần bổ sung. Bên cạnh đó chính là chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, làm việc thích hợp để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Siêu âm thai lần thứ 2 từ tuần thứ 11 – tuần thứ 13

Ở lần khám này thì mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra tình trạng huyết áp, xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi một cách chính xác nhất.

Với em bé thì sẽ có các xét nghiệm cụ thể để phát hiện bệnh Down, đo độ mờ của da gáy để xem bé có mắc bệnh di truyền hay không.

Siêu âm khám thai định kỳ lần thứ 3 từ tuần 6 – tuần 22

Mẹ cũng sẽ được bác sĩ xét nghiệm lại máu và nước tiểu để đảm bảo sức khỏe luôn trong trạng thái tốt nhất.

Thực hiện xét nghiệm Triple test cho thai nhi để có thể chẩn đoán các bệnh về gen và dị tật ống thần kinh nếu có.

Siêu âm thai lần 4 từ tuần 22 – tuần 28

Bên cạnh các quá trình kiểm tra sức khỏe thông thường thì mẹ sẽ được các bác sĩ tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi đầu tiên. Bên cạnh đó chính là việc mẹ sẽ được kiểm tra kỹ hơn về lượng đường trong máu để tầm soát bệnh đái tháo đường. Nếu mẹ mắc bệnh thì bác sĩ sẽ giúp mẹ bằng cách hướng dẫn lại chế độ ăn uống hợp lý cũng như là cung cấp thêm Insulin cho mẹ để điều hòa lượng đường trong cơ thể.

Với em bé thì bác sĩ sẽ quan sát sự phát triển của thai nhi bằng cách đo khoảng cách từ đỉnh tử cung đến xương mu để kiểm tra chiều dài của bé, kiểm tra tay chân, lượng nước ối… và sự phát triển của tim thai.

Siêu âm khám thai định kỳ lần 5 từ 28 – tuần 32

Mẹ sẽ được tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi thứ hai cùng các xét nghiệm về cần thiết để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mẹ và con.

Siêu âm lần thứ 6 từ tuần 32 – tuần 34

Vào giai đoạn này thì bác sĩ sẽ kiểm tra rõ hơn về sự phát triển của thai nhi thông qua sự phát triển của tim. Xem xét thật kỹ các chuyển động của thai nhi đồng thời kiểm tra xem bé có nhận được đủ oxy qua nhau thai hay không.

Khám thai để có thể kịp thời phát hiện những dị tật của bé

Siêu âm lần thứ 7 từ tuần 34 – tuần 36

Thực hiện các đánh giá tương tự cũng như nói cho mẹ biết những tình trạng mà mẹ sẽ gặp phải khi thời gian sinh nở đến gần để mẹ chuẩn bị sẵn sàng tâm lý vượt qua thử thách.

Siêu âm lần thứ 8 từ tuần 36 – tuần 39

Đến giai đoạn quan trọng này thì hầu như các bác sĩ đều khuyên mẹ nên thường xuyên thăm khám nhiều hơn, ít nhất 1 lần/tuần để có thể phát hiện dấu hiệu chuyển dạ một cách chính xác. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình hình của xương chậu để có thể đưa ra lời khuyên là mẹ nên sinh thường hay là sinh mổ.