Để có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi trong bụng nhận đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ, ngoài việc chuẩn bị thật tốt về cả mặt sức khỏe và tâm lý, chị em đừng quên những thói quen cần thay đổi trước khi mang thai.

Dưới đây là những thói quen cần thay đổi trước khi mang thai để thai kỳ suôn sẻ, thai nhi khỏe mạnh phát triển chào đời đủ tháng đủ ngày.

Thức khuya

Nhiều chị em có thói quen thức khuya, ngủ trễ mà không biết rằng đây là một trong những thói quen vô cùng có hại cho sức khỏe. Thức khuya dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, đau đầu, mệt mỏi, lo âu, căng thẳng. Ngoài ra, thức khuya còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị thiếu năng lượng, suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… Thức khuya còn dân đến tình trạng rối loạn nội tiết tố. Những chị em thức khuya có nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung… Do đó, nếu có ý định mang thai, chị em nên bỏ thói quen thức khuya ngủ trễ, cần tập thói quen đi ngủ sớm và cố gắng duy trì ngủ đủ giấc vào buổi tối.

Lười uống nước

hình ảnh

Thói quen lười uống nước có thể khiến chị em gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Uống nước không đủ có thể khiến chị em bị mất nước, đau đầu, khô miệng, mệt mỏi… Ngoài ra, nếu uống không đủ nước, có thể dẫn đến tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim, gây trở ngại cho quá trình hoạt động của cơ thể như các cơ quan không được cung cấp đủ oxy. Thói quen lười uống nước còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, hội chứng ruột kích thích, buồn nôn… đồng thời gây ra tình trạng lão hóa sớm. Lười uống nước là một trong những thói quen cần thay đổi trước khi mang thai. 

Lười vận động

Lười vận động không chỉ khiến chị em đối diện với tình trạng tăng cân mà còn khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Việc ít hoạt động khiến tuần hoàn máu chậm lại, làm ảnh hưởng đến các hoạt động cơ thể như huyết áp, tim mạch. Thói quen lười vận động còn dẫn đến tình trạng khó ngủ, trằn trọc, mất ngủ, dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe. Ngoài ra, thói quen lười vận động còn ảnh hưởng đến hệ xương khớp, khi các khớp ít được vận động, cơ bắp sẽ yếu đi, gây ra các bệnh như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương… Lười vận động còn gây tổn hại cho não bộ, hút cạn năng lượng, dẫn đến tâm trạng uể oải mệt mỏi, tinh thần bị ảnh hưởng. 

Ăn quá nhiều thức ăn ngọt

hình ảnh

Thức ăn ngọt hấp dẫn nhiều người, nhất là các chị em. Tuy nhiên, đây là một trong những thói quen cần thay đổi trước khi mang thai. Chị em ăn quá nhiều thức ăn ngọt có nguy cơ thừa cân, mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường… 

Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn ngọt dẫn đến mất cân bằng lượng đường huyết, từ đó tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản vì lượng đường huyết thấp kích thích adrenaline và cortisol phóng thích làm thay đổi cách thức mà cơ thể phản ứng với progesterone, là nội tiết tố vô cùng quan trọng cho các chức năng của chu kỳ kinh nguyệt. 

Ngoài ra, lượng đường huyết cao và lâu dài khiến cơ thể giải phóng insulin để cân bằng đường huyết. Khi có quá nhiều insulin thường xuyên, các thụ thể insulin trong cơ thể tạo ra một tình trạng gọi kháng insulin dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang, thậm chí có thể gây hại buồng trứng. 

Ngoài ra, ăn quá nhiều đường có thể gây tăng cân, dẫn đến lão hóa các tế bào trứng, từ đó làm giảm khả năng thụ thai.

Trước khi mang thai, ngoài việc từ bỏ các thói quen không có lợi cho quá trình thụ thai cũng như không có lợi cho sức khỏe thai kỳ về sau, mẹ cần tập các thói quen tốt như đi ngủ đúng giờ và ngủ sớm, tập thể dục mỗi ngày, đồng thời cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, tránh stress, giữ tinh thần, tâm trạng thoải mái.