Ngay khi biết mình có thai, câu hỏi hay nghĩ đến nhất của mẹ bầu là khi nào sẽ ốm nghén. Triệu chứng khi mang thai ở mỗi mẹ bầu một khác, ốm nghén cũng khác vậy.



Có mẹ chỉ thấy buồn nôn thôi, nhưng có người lại bị nghiêm trọng hơn.
Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu thêm về vấn đề này nhé.



Thế nào là ốm nghén?


Đây là triệu chứng khi mang thai mà 80% mẹ bầu thường gặp phải trong 3 tháng đầu thai kì.



Tại sao lại bị ốm nghén?


Không có lời giải thích thật sự rõ ràng cho chuyện ốm nghén. Câu trả lời hay được đưa ra nhất là do lượng hormone hCG tăng cao trong thời gian mang thai. Lượng hormone này tăng cao nhất ở tuần thứ 10 của thai kì, có nghĩa là mẹ bầu sẽ gặp phải hiện tượng nôn mửa nặng nhất vào thời điểm này. Phần lớn các mẹ sẽ dần hết khi qua qua tuần 16 nhưng vẫn có trường hợp bị nghén kéo dài lâu hơn hoặc đến hết 9 tháng mang bầu.
hCG không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng ốm nghén. Việc thay đổi mức estrogen và hormone thyroxin tuyến giáp cũng có thể là lý do. Ngoài ra còn có thể do huyết áp mẹ thay đổi trong khi mang thai.


Có khoảng 2% mẹ bầu bị nôn nghén nặng như nôn nhiều lần trong ngày và không thể ăn được gì hết. Để tránh nguy cơ mất nước, mẹ hãy đi khám bác sĩ nếu gặp phải chuyện này nhé.





Nghén không chỉ diễn ra vào buổi sáng


Ốm nghén thường diễn ra vào sáng sớm, nhưng không có nghĩa là nó không kéo dài cả ngày. Có khi mẹ thấy mình lúc nào cũng buồn nôn, cồn cào cho đến khoảng tuần 14-15 của thai kì.



Không bị ốm nghén lúc mang thai là không ổn?


Đừng lo lắng thai kì của mình có vấn đề khi mẹ không thấy nghén, vì triệu chứng khi mang thai mỗi người một khac. Việc này không phải đều xảy ra với tất cả mọi người đâu. Nếu mẹ nào như vậy thì hãy tự thấy mình may mắn và thoải mái tận hưởng niềm vui này nhé.



Có thể chữa nghén như thế nào?


Không có phương pháp nào giúp chấm dứt hoàn toàn việc này, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra việc bổ sung các vitamin và khoáng chất trước khi mang thai và trong thai kì – nhất là vitamin B6 sẽ làm giảm mức độ nghén. Đừng quên hỏi bác sĩ liều lượng an toàn khi dùng nha mẹ. Ngoài ra còn có một số cách chữa nghén như sau:



1. Châm cứu


Một số nghiên cứu chỉ ra rằng châm cứu có thể làm giảm ốm nghén. Một loại dây đeo đặc biệt với những hạt kích thích nhỏ có tác dụng như châm cứu được thiết kế ra cho các mẹ bầu đeo vào cổ tay. Chỉ cần bật công tác trên vòng khi thấy buồn nôn, mẹ sẽ thấy mình bị nghén nhẹ hơn bình thường.



2. Nghỉ ngơi


Nhiều mẹ hay cố làm nhiều việc trong lúc mang thai mà không biết rằng nghỉ ngơi sẽ giúp mình ít nghén hơn. Đừng cố sức làm điều gì, thay vào đó mẹ có quyền nhờ vả giúp đỡ từ người khác mà.





3. Trà gừng/ Trà bạc hà


Trà gừng là bài thuốc lâu đời trị nghén, tuy nhiên một vài nghiên cứu gần đây phát hiện ra trà gừng có thể có tác động không tốt đến thai nhi. Một lượng gừng nhỏ thì không sao nhưng nếu mẹ dùng thường xuyên thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra, bạc hà cũng là phương pháp thay thế hiệu quả mà mẹ có thể dùng đến.





4. Tâm lý thoải mái


Mặc dù nghén là tình trạng thể chất, là một
triệu chứng khi mang thai
nhưng tâm lý cũng đóng vai trò tăng giảm mức độ của thai nghén. Thay vì thấy phiền phức, hãy chấp nhận nghén như một biểu hiện khi mang thai. Mỗi khi thấy buồn nôn, hãy hít thở sâu và mẹ sẽ thấy tốt hơn thôi. Có lúc cách này không hiệu quả nhưng mẹ sẽ thấy khoảng thời gian mang bầu bé nhẹ nhàng đi.





5. Nghe nhạc


Theo một nghiên cứu ở Anh thì nghe những bài nhạc yêu thích sẽ giúp mẹ kích thích não bộ và giảm đi triệu chứng ốm nghén. Có đến 90% số phụ nữ trong nghiên cứu đã đạt được kết quả khả quan này.





6. Dùng thuốc chống nôn


Mẹ nào bị nghén quá nặng có thể dùng đến thuốc chống nôn để thấy đỡ mệt hơn. Hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ để xem loại thuốc mẹ dùng có ảnh hưởng gì cho thai nhi hay không.
Dù cách nào đi chăng nữa, trong thai kì mẹ vẫn cần phải uống đủ nước, ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất và sinh hoạt lành mạnh. Vẫn biết bị nghén sẽ rất khó ăn nhưng mẹ hãy cố ăn nhiều rau xanh, thức ăn giàu protein (như trứng, cá, thịt gà, thịt đỏ…) và các món có chất béo tốt như bơ, cá hồi, dầu dừa… Ngoài ra, nên hạn chế tiêu thụ nhiều đường, tinh bột và các thứ chứa caffein.