Nhà mình có 2 bé (6 tuổi và 2 tuổi), nhưng tối nào cả nhà cũng đi ngủ cùng nhau mặc dù rất muộn, chứ không có thời gian cho các con đi ngủ trước. Ban ngày các con cũng chỉ ngủ trưa khoảng 1-2 tiếng đồng hồ. Thực ra lâu nay mình thấy con vẫn khỏe mạnh, ít ốm đau nên không quan trọng việc con ngủ ít hay nhiểu, thế nhưng tối qua vào mạng mình vô tình đọc được bài chia sẻ về thời gian ngủ theo độ tuổi, đem so sánh với con mới biết mấy đứa trẻ nhà mình đang bị "ăn bớt" thời gian ngủ nhiều quá các mẹ ạ. Mình chia sẻ lại để mọi người biết cách chăm sóc các bé tốt hơn nhé!

hình ảnh

Ngủ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Ảnh: Internet

Khuyến nghị mới về thời gian ngủ theo từng nhóm tuổi

Ngủ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, đây là thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày dài học tập và làm việc vất vả, thế nhưng nhiều người lại không coi trọng điều này nên luôn trong tình trạng thiếu ngủ.

Chính vì vậy, Tổ chức quốc gia nghiên cứu về giấc ngủ Mỹ National Sleep Foundation (một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy mọi người hiểu biết hơn về giấc ngủ) đã đưa ra khuyến cào về thời lượng ngủ riêng cho người khỏe mạnh theo từng nhóm tuổi chi tiết hơn như sau:

- Trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ mỗi ngày (trước đó khuyến cáo 12-18 giờ).

- Trẻ 4-11 tháng: 12-15 giờ (trước đó 14-15 giờ).

- Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): 11-14 giờ (trước đó 12-14 giờ).

- Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ (trước đó 11-13 giờ).

- Trẻ trong độ tuổi tiểu học (6-13 tuổi): 9-11 giờ (trước đó 10-11 giờ).

- Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ (trước đó 8,5-9,5 giờ).

- Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ (khuyến cáo mới có).

- Người lớn (26-64 tuổi): 7-9 giờ (giống khuyến cáo trước đây).

- Người lớn tuổi (65 tuổi trở lên): 7-8 giờ (khuyến cáo mới có).

Khuyến nghị này được đưa ra sau khi các chuyên gia đã xem xét hơn 300 nghiên cứu khoa học về giấc ngủ trong 10, bao gồm các nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe của việc ngủ quá ít hoặc quá nhiều. "Khuyến nghị này giúp các cá nhân sắp xếp lịch trình giấc ngủ một cách lành mạnh, hữu ích hơn", David Cloud, Giám đốc điều hành của National Sleep Foundation cho biết.

hình ảnh

Các nhà khoa học đã thiết lập mối liên hệ giữa tuổi tác và số giờ cần thiết cho giấc ngủ ngon. Ảnh: Internet

Vậy ngủ quá nhiều hay quá ít gây ra tác hại gì?

Các chuyên gia thừa nhận rằng một số người có thể ngủ thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn phạm vi khuyến nghị nhưng vẫn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên thời gian ngủ vẫn không nên cách quá xa phạm vi bình thường vì có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe.

Với việc ngủ ít: Việc ngủ đủ giấc làm suy yếu khả năng miễn dịch của chúng ta và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, thiếu ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trong tương lai, ví dụ rơi vào tình trạng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.

Ngoài ra, việc ngủ ít có liên quan đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả béo phì và huyết áp cao cũng như năng suất giảm lao động và lái xe buồn ngủ.

Với việc ngủ quá nhiều: Ngủ ít sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, nhưng việc ngủ quá nhiều cũng ảnh hưởng không kém. Một nghiên cứu năm 2013 được đăng trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ cho biết ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ phát triển khối u thất trái. Khi tâm thất trái của trái tim trở nên dày hơn sẽ làm tăng nguy cơ suy tim.

Trước đó nghiên cứu năm 2005 đăng trên tạp chí về thần kinh học (Neurology) cho thấy rằng trong khi giấc ngủ ngắn có liên quan đến nguy cơ đột quỵ tăng 18% thì giấc ngủ quá dài tăng tới 46%.

Một nghiên cứu năm 2009 được đăng trên tạp chí Sleep Medicine cho thấy những người ngủ quá nhiều hoặc không đủ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc suy giảm glucose.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy ngủ nhiều còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, đau đầu, đau lưng và t.ử vong sớm.

Nguồn: Tổng hợp (VnExpress, Giáo dục thời đại, TTT)