Là mẹ chồng tôi cũng không khắt khe gì với cô con dâu trưởng đang sống chung nhà đâu. Nhưng riêng cái việc lười biếng, bất chấp hậu quả từ cái 'quần nhỏ' thì không chấp nhận được mọi người ạ. Tôi nói ở đây xem có ai bênh được nó không?

Khổ quá, nhà chỉ có 5 người gồm 4 người lớn và 1 đứa trẻ mới hơn 2 tuổi, nấu ăn và dọn dẹp thì mẹ con phụ giúp lẫn nhau, còn giặt quần áo thì đã có máy. Nhưng dù có máy giặt bao năm tôi cũng không giặt quần nhỏ bằng máy bao giờ. Điều này là do tôi thường có thói quen đọc tin tức mỗi ngày, nên cũng biết được những tác hại của việc giặt đồ chíp bằng máy, nhất là với phụ nữ. Chính vì vậy mà cứ tắm xong thay ra là tôi tranh thủ giặt luôn cho sạch sẽ rồi phơi lên, vừa vệ sinh mà cũng có mất nhiều thời gian đâu.

Thế nhưng, với cô con dâu lại khác, ngay từ khi mới được cưới hỏi về tôi đã để ý cứ cuối ngày là nó tống hết quần áo lớn nhỏ, ngay cả quần chip vào máy giặt một mẻ rồi chỉ việc bấm nút cho chạy. Sáng hôm sau ngủ dậy phơi ra chứ không cần biết có sạch hay không.

Cũng bởi sợ mẹ con vì những chuyện này lại xảy ra mâu thuẫn rồi "mặt nặng mày nhẹ" với nhau, nên nhiều lần tôi chỉ dám góp ý khéo với con thôi, nhưng nói mãi vẫn không thay đổi nên tôi rất bức xúc mọi người ạ. Nhiều người ở đây dù lớn tuổi hay chưa tôi không biết nhưng đã là phụ nữ thì nên học những nguyên tắc vệ sinh tối thiểu. Việc cho quần nhỏ vào máy giặt không chỉ mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của tất cả mọi người. Tôi từng đọc nhiều vụ mà thành viên trong gia đình bị lây nhiễm bệnh phụ khoa vì giặt chung đồ nhỏ rồi đấy.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Mọi người có biết vì sao không nên giặt đồ nhỏ bằng máy giặt không?

Giặt đồ chíp bằng máy có thể thói quen của hầu hết phụ nữ hiện đại (nhiều người nói tôi lạc hậu tôi cũng quyết phản đối). Các chị gái trẻ lấy lý do công việc bận rộn, họ không có thời gian để làm việc nhà, phần khác vì lười. Thời gian đó thà để lướt facebook hay buôn chuyện với bạn bè sẽ thấy hữu ích hơn.

Tuy nhiên theo nhiều kết quả nghiên cứu, giặt đồ chíp bằng máy giặt sẽ vô cùng có hại, cụ thể:

Thứ nhất: Đồ chip sẽ vô cùng bẩn sau khi giặt bằng máy

Nhiều chị em rất yên tâm khi tắm xong là phi tất quần áo bẩn vào máy giặt, sau đó chỉ việc phơi, quá nhàn luôn. Thế nhưng theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, trong lồng của máy giặt chứa rất nhiều vi khuẩn. Các nhà khoa học có thể tìm thấy khoảng 60,2% vi khuẩn trong lồng máy giặt. Những vi khuẩn này có thể sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua quần áo, và gây ra bệnh phụ khoa cho chị em.

Hơn nữa, có thể máy giặt sẽ không giặt sạch được những vết bẩn có bên trong quần chíp, nên từ đó dẫn đến việc khiến chị em dễ bị viêm nhiễm khi mặc vào.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Thứ 2: Dễ nhiễm khuẩn chéo và lây bệnh sau khi giặt chung cùng quần áo thường

Khi giặt đồ chip trong máy giặt thường sẽ giặt chung với quần áo bên ngoài, mà những quần áo này dính đầy bụi bẩn cùng các loại vi khuẩn sống rất dai và gây bệnh mạnh.

Thống kê cho thấy, cứ m2 miếng vải sẽ có khoảng từ 10 - 100 loại vi sinh vật. Cho dù có dùng nước tẩy rửa mạnh tới đâu thì cũng chỉ loại bỏ được khoảng 80% vi khuẩn thôi. Số vi khuẩn còn lại sẽ bám dính lại đồ chip và gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn chéo.

Đặc biệt nếu như giặt chung cùng tất cũng vô cùng nguy hiểm. Bởi mếu bạn mắc bệnh nấm ở chân, chúng sẽ dễ dàng di chuyển sang đồ chip và quần áo khi giặt, từ đó gây bệnh viêm âm đạo.

Bởi vậy, các chuyên gia khuyên quần chíp không nên giặt lẫn lộn với đồ ngoài cũng như tất là vì lý do này. Việc tốt nhất mà tất cả phụ nữ nên làm để bảo vệ chính mình và tất cả người thân xunh quanh là làm ơn giặt quần nhỏ bằng tay chứ đừng cho vào máy như cái cô con dâu nhà tôi

Ngoài ra,  ai ưa sạch sẽ chắc cũng biết những điều rất cơ bản khi phụ nữ sử dụng quần nhỏ như sau:

- Không nên ủ đồ chip nhiều ngày mới giặt: Những chất dịch từ "vùng tam giác" tiết ra dính vào đồ chíp, và nếu không được giặt ngay sẽ trở thành môi trường cho vi khuẩn phát triển. Các vi khuẩn này có nguy cơ cao xâm nhập vào "vùng tam giác" trở lại và gây viêm nhiễm, nấm ngứa, lâu dần sẽ làm viêm nhiễm phụ khoa.

- Không giặt chung quần chip với người khác: Vi khuẩn trong đồ chip thường rất nhiều và sẽ gây hiện tượng lây nhiễm chéo nếu như giặt chung với đồ của người khác hoặc đem đến tiệm giặt ủi.

Nguồn: Tổng hợp