Năm mới sắp đến cũng là thời điểm mùa hoa nở rộ, tuy là mùa mà được mọi người yêu thích nhất nhưng đây cũng là nỗi ám ảnh đối với những ai mắc phải dị ứng phấn hoa. Triệu chứng này không quá nguy hiểm nhưng cũng gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mắc phải dị ứng.
Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn tìm hiểu về dị ứng phấn hoa và cách khắc phục triệu chứng này nhé.
1. Lý do gây ra dị ứng phấn hoa?
- Theo thống kê, phấn hoa là một trong những nguyên nhân gây dị ứng khá phổ biến. Dị ứng phấn hoa xảy ra khi phấn hoa bay vào mũi, họng, mắt, hoặc tiếp xúc với da, hệ miễn dịch đã hiểu lầm đó là tác nhân gây hại, cần phải tiêu diệt.
- Hệ miễn dịch nhận diện phấn hoa là tác nhân gây hại vì nó chứa các thành phần như protein, phosphore, cellulose, dextrin. Khi nhận diện nhầm, hệ miễn dịch sẽ làm tăng histamin trong cơ thể và gây ra các phản ứng dị ứng.
2. Dấu hiệu khi bị dị ứng phấn hoa?
- Da có biểu hiện ngứa ngáy, nóng đỏ, mẩn ngứa, hoặc sưng lên.
- Dị ứng phấn hoa nổi mề đay: da nổi những nốt mề đay dày đặc, thường kèm theo ngứa ngáy, khó chịu.
- Mắt khi bị dị ứng phấn hoa (dị ứng phấn hoa ở mắt) có thể bị ngứa trong lòng mắt, đỏ mắt; sưng mí mắt, bọng mắt.
- Dị ứng phấn hoa viêm mũi: người bệnh có thể bị viêm mũi kèm theo hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, thở khó…
- Ho dị ứng phấn hoa: người bị dị ứng có thể ho liên tục, kèm theo thở khò khè, đau họng, sưng họng…
- Dị ứng phấn hoa sốt nhẹ, người bệnh không cần quá lo lắng, nên uống nhiều nước và có thể chườm mát để giảm thân nhiệt.
Nếu người bệnh có tiền sử bị hen suyễn hoặc các bệnh liên quan đến hô hấp, thì dấu hiệu của dị ứng phấn hoa sẽ nặng hơn, khó chịu hơn.
Các loại hoa nào dễ gây dị ứng?
Dưới đây là những loại hoa dễ gây dị ứng phấn hoa, bạn nên tránh nếu đã từng bị dị ứng phấn hoa.
- Dị ứng phấn hoa ly
- Dị ứng phấn hoa thông
- Dị ứng phấn hoa anh đào
- Dị ứng phấn hoa bồ công anh
- Dị ứng phấn hoa sữa
- Dị ứng phấn hoa tuyết tùng
- Dị ứng phấn hoa xoan
3. Khi bị dị ứng phấn hoa thì nên làm gì?
Cùng máy lọc không khí cá nhân đeo cổ ible tìm hiểu 2 cách xử lí khi bị dị ứng phấn hoa nhé!
- Sử dụng thuốc không kê đơn
Người mắc phải triệu chứng này có thể sử dụng thuốc xịt mũi dị ứng phấn hoa để điều chỉnh hàm lượng histamin trong cơ thể, giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi nếu trong trường hợp dị ứng nhẹ
- Thuốc uống dị ứng phấn hoa kê đơn
Trong các trường hợp dị ứng nặng thì người bệnh phải đến các cơ sở y tế để uống thuốc theo đơn của bác sĩ
Dưới đây là các thực phẩm người bị dị ứng phấn hoa nên kiêng:
- Thực phẩm lạnh
- Thức ăn cay, nóng
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Các thực phẩm chứa protein như hải sản, trứng,…
- Thực phẩm chứa nhiều đường vì khiến da ngứa ngáy nhiều hơn.
- Đồ ăn nhanh, thực phẩm được chế biến sẵn
4. Cách phòng tránh dị ứng phấn hoa mà bạn nên biết?
6 cách phòng tránh dị ứng phấn hoa mà máy lọc không khí đeo cổ ible Airvida muốn giới thiệu đến bạn:
- Hạn chế tiếp xúc gần với hoa.
- Vào mùa hoa nở, nên đóng kín cửa phòng để gió không mang phấn hoa vào phòng.
- Khi ra ngoài nên mặc kín, đeo khẩu trang, đội mũ, đeo kính. Khi trở về nhà nên tắm rửa và thay đồ sạch ngay.
- Không nên phơi quần áo ngoài trời vì phấn hoa có thể bay vào quần áo.
- Thường xuyên vệ sinh chăn ga, gối đệm, nhà cửa…
- Dùng máy lọc không khí cá nhân đeo cổ ible Airvida để loại bỏ phấn hoa và bảo vệ sức khỏe hô hấp một cách toàn diện
Airvida là tên dòng sản phẩm máy lọc không khí cá nhân đeo cổ của ible, với lời hứa và mong muốn sẽ mang lại chất lượng không khí tốt hơn cho cuộc sống hằng ngày.