Không biết với các mẹ thế nào nhưng với mình thì ngủ là một cách hưởng thụ cuộc sống, để xóa đi những mệt mỏi và cũng là cách làm đẹp hữu hiệu nhất. Bởi vì cứ hôm nào mà mình ngủ ít hoặc mất ngủ là y như rằng hôm sau da dẻ trông chán, mặt mày bơ phờ, mắt thâm quầng. Nói chung, chỉ cần có cơ hội thôi là em sẽ ngủ cho đã mắt, ngủ tít mít luôn. Có đợt em được nghỉ mấy hôm xong về quê, hôm đây có giỗ nên bố mẹ em xuống bác từ sáng sớm, lúc đi có dặn em là tí dậy ăn sáng. Em vâng vâng dạ dạ thế mà ngủ tít tới tận đầu giờ chiều lúc bố mẹ về vẫn chưa dậy. Mẹ em về không thấy đâu, đồ ăn sáng để trên bàn vẫn còn nguyên, tưởng em bị làm sao vội vàng chạy vào lay em. Hóa ra em đang ngủ, mẹ được phen hú hồn hú vía.

Em cá là rất nhiều bạn trẻ, nhiều mẹ có thói quen ngủ như em, chỉ cần có cơ hội là ngủ nhưng lại rất ngại phải vận động. Và tất nhiên mọi người cũng có suy nghĩ ngủ là cách để hưởng thụ cuộc sống đúng không ạ? Vậy nhưng nó thực sự không tốt chút nào đâu ạ.

Không phải tự nhiên mà một đứa ham ngủ như em lại nói vậy. Bởi vì em bệnh á các mẹ, bệnh vì chính thói quen, sở thích ‘dành cả thanh xuân’ chỉ để ngủ của bản thân. Khi được bác sĩ phân tích rồi em mới hiểu không phải cứ ngủ lắm là khỏe đâu ạ, cái gì cũng cần có chừng mực cả.

Em đọc báo còn thấy nói rằng: ‘Một người nếu ngủ theo 3 kiểu này, mạng mỏng hơn tờ giấy’. Điều đó có thể thấy rằng không phải khi nào đi ngủ cũng sẽ tốt cho sức khỏe. Nếu duy trì những kiểu ngủ này, không sớm thì muộn cũng phải nhập viện vì bệnh tật.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngủ nướng

Nằm trên giường là sự tôn trọng cho những ngày nghỉ ngơi – đây là câu nói phổ biến trên một diễn đàn dành cho người trẻ. Tuy nhiên, việc ngủ nướng thực sự là thói quen xấu cần loại bỏ. Bởi việc ngủ nướng sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Bình thường, việc nghỉ ngơi đều đặn, cố định, khoa học là cách để cân bằng nhịp sinh học. Nếu bị gián đoạn, nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ tiếp theo. Ngày ngủ rồi đêm dễ bị mất ngủ khiến bạn bị mất ngủ. Một vòng luẩn quẩn thì nội tiết trong cơ thể sẽ bị phá hủy theo thời gian, sắc mặt cũng có dấu hiệu suy nhược và hình thành mụn. Ngoài ra, việc chệch đồng hồ sinh học còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh trong đó phải kể tới bệnh gan, thận.

Đi ngủ ngay sau bữa ăn

Các cụ hay có câu ‘căng cơ bụng, chùng cơ mắt’ để chỉ việc buồn ngủ sau khi ăn xong. Do đó, nhiều người có thói quen lên giường đi ngủ ngay sau khi kết thúc bữa ăn. Trên thực tế, thói quen này rất có hại, bạn nên ngồi nghỉ một lát rồi mới đi ngủ.

Nguyên nhân là vì lúc mới ăn xong, máu sẽ được dồn về dạ dày và ruột để tiêu hóa thức ăn giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. Việc bạn nằm ngủ lúc này sẽ khiến khí huyết cơ thể bị phân tán khiến khả năng tiêu hóa bị suy giảm. Một vài lần thì không sao nhưng nếu tần suất xảy ra quá nhiều thì bạn dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Mệt hơn là cơ thể không có đủ năng lượng, dễ bị tụt huyết áp và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thức khuya, ngủ muộn

Deadline cận kề nên việc thức khuya, ngủ vào 1 – 2 giờ sáng với nhiều người là điều dễ hiểu nhất là với các bạn trẻ. Việc thường xuyên làm ‘cú đêm’ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Bởi, con người sống vào ban ngày và ngủ vào ban đêm từ 20 – 30 năm kể từ thời điểm chúng ta được sinh ra. Điều này đã được lập trình sẵn trong cơ thể rồi. Y học hiện đại cũng chứng minh việc ngủ vào ban đêm rất có lợi cho sức khỏe.

Nếu bạn thức khuya, một số hormone chỉ tiết vào ban đêm sẽ không được sản xuất ra, khiến cơ thể bị thiếu hụt. Các cơ quan nội tạng vốn cần thời gian ban đêm để thải độc và phục hồi cũng chẳng làm được. Độc tố tích lại, lâu dần sẽ khiến nội tạng tổn thương, gây đủ thứ bệnh.

Nguồn: Tổng hợp