Hôm qua do bận nói chuyện với khách hàng, em tranh thủ vừa sạc máy vừa nghe điện thoại. Nghe máy xong, bà chị đồng nghiệp đã vội vỗ vai em mắng cho 1 trận vì như vậy rất nguy hiểm. Vừa sạc vừa dùng điện thoại thì mắng em còn thấy có lý, chứ nghe bà ấy nói: "Em dùng điện thoại mà áp sát tai thế kia là hại thần kinh lắm đấy"


Ô hay, nghe điện thoại mà không áp vào tai thì áp vào nách à? Hàng triệu người vẫn dùng thế có làm sao đâu. Em bức xúc "bật" lại ngay.


Như thể chỉ đợi em nổi cáu, bà ung dung lôi ra cho em đọc hàng loạt bài báo chứng minh áp trực tiếp điện thoại vào tai có thể ảnh hưởng tới thần kinh. Em cứng họng luôn khi thấy 1 bác sĩ khẳng định đanh thép: “Chắc không ai muốn đút đầu vào lò vi sóng, nhưng nhiều người lại hân hoan áp chiếc điện thoại di động sát tai, vào đầu. Từ trường của sóng điện thoại này sẽ tác động đến xương sọ, não bộ, mắt, mũi và các tế bào trên mặt, tương tự ảnh hưởng của sóng điện từ của lò nấu vi ba nhưng nhẹ hơn."



Không giống như khói thuốc lá, từ trường của điện thoại di động là vô hình, không màu sắc, không mùi vị. Chúng âm thầm xâm nhập cơ thể nơi có tiếp cận và có thể gây ra ảnh hưởng xấu.


Ngoài ra, đây là 1 số vị trí đặt điện thoại rất nguy hiểm với sức khỏe người. Mọi người đọc rồi tránh nhé, ai không nghe em chỉ có thiệt. Đến lúc đau ốm đổ bệnh thì chỉ có bản thân mình là khổ thôi...


1. Gần ngực



Mặc dù chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được rằng sóng điện thoại có thể gây ung thư, nhưng giới khoa học vẫn cho rằng thói quen đặt điện thoại gần ngực có thể khiến chị em tăng nguy cơ mắc ung thư vú.


2. Vùng thắt lưng



Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng để điện thoại ở vùng thắt lưng sẽ làm yếu xương hông. Do đó, một chiếc túi dày để đặt điện thoại là giải pháp khá hiệu quả để bảo vệ xương khớp của cơ thể.


3. Xe đẩy em bé



Khi vội vàng, các bà mẹ thường để điện thoại luôn vào trong xe đẩy. Một số nghiên cứu đã chứng minh hành động này là không an toàn. Những ảnh hưởng của điện thoại với trẻ con chính là nguyên nhân gây ra một số hành vi như chứng tăng động và chứng giảm chú ý (ADD).


4. Trên giường hoặc dưới gối



Không được để điện thoại trên giường hoặc dưới gối vì trong lúc chúng ta ngủ, sẽ có một số thông báo mới xuất hiện, làm màn hình sáng lên. Ánh sáng này sẽ làm ảnh hưởng tới việc sản xuất melatonin. Nó sẽ gây ra tác hại đến giấc ngủ và sức khỏe. Cứ như thế trong một thời gian dài, bức xạ điện từ sẽ gây ra chóng mặt, nhức đầu.


Ngoài ra, nếu vừa để điện thoại dưới gối vừa sạc, điện thoại có thể bị nổ và gây cháy nhà. Sạc pin sẽ làm điện thoại nóng lên, và khi bị gối trùm lên, nhiệt không thể thoát ra làm gối có thể bị cháy. Cách tốt nhất là khi sạc, hãy để điện thoại ở xa giường cũng như xa những người khác.


Vậy dùng điện thoại như thế nào để an toàn? Các mẹ hãy lưu ý những điều sau nhé:



- Thay vì áp trực tiếp điện thoại vào tai, hãy dùng tai nghe để giảm bức xạ truyền thẳng vào tai.


- Hạn chế nói chuyện quá lâu qua di động.


- Sử dụng dịch vụ nhắn tin thay thế cho cuộc gọi khi có thể.


- Dùng loại điện thoại di động có ăng ten ở ngoài máy, xa đầu và não bộ.


- Mang máy điện thoại trong túi xách tay chứ đừng bỏ trong túi áo, túi quần.


- Không nên cho trẻ dưới 16 tuổi dùng điện thoại di động vì tác hại của sóng di động ở tuổi này sẽ cao hơn so với người trưởng thành.- Không nên dùng điện thoại di động quá cũ.



BÀI ĐƯỢC YÊU THÍCH


Sỏi thận to bằng quả chanh đã TỰ TIÊU nhờ dùng LÕI CHUỐI trong 3 ngày, đi siêu âm bác sĩ "choáng" vì thận sạch tinh, tìm mãi không thấy sỏi


Ăn quá 3 bát cơm 1 ngày là tự đẩy mình vào CỬA TỬ, thậm chí mù lòa, suy thận, bác sĩ nói gì?


Đẻ xong bỗng "KHÔ NHƯ NGÓI", chị em dùng NẮM RAU SAM theo cách là "mềm mượt, trơn tru" sau 3 ngày khiến chồng mê tít


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/05/Pbc7Cbzzlv-480x360.jpg