Nhiều chị cứ nghĩ tủ lạnh là nơi an toàn nhất để bảo quản thực phẩm, dù đó là món ăn gì nữa: Nào là đồ chín, đồ sống, hoa quả, rau củ… tất tần tất đều có thể bảo quan tốt trong tủ lạnh.

Tuy nhiên không phải vậy đâu các chị nhé, em vừa đọc được thông tin trong “Báo cáo sức khỏe gia đình” của Hội đồng Vệ sinh Toàn cầu ( GHC) thì tủ lạnh là nơi bẩn thứ 2 sau ngôi nhà. Và có 3 loại thực phẩn tuyệt đối không nên cho vào tủ lạnh để tránh gây bệnh, hại sức khỏe gia đình chồng con nhé các mẹ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nói thì nói vậy chứ em tin còn nhiều mẹ chẳng thể tin nổi tủ lạnh lại là nơi bẩn như vậy? Nó vốn được dùng để bảo quản đồ ăn với nhiệt độ thấp cơ mà, sao mà bẩn được chứ?. Nhưng theo số liệu trên báo cáo thì trung bình có 11.4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, nó còn bẩn hơn cả nhà vệ sinh các chị ạ.

Thực tế, nhiệt độ thấp của tủ lạnh hay tủ đông có thể ức chế sự sinh sản và hoạt động của vi khuẩn, khiến chúng bước vào "thời kỳ ngủ đông". Nhưng nó không thể có vai trò khử trùng được. Các vi khuẩn chủ yếu trong tủ lạnh là listeria, salmonella, staphylococcus aureus, escherichia coli… chúng có thể sống trong nhiệt độ 0-45 độ C.

Đó là lý do chúng ta được khuyến cáo nên cất thức ăn trong các hộp hoặc bọc kín trước khi cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên có 3 loại thức ăn sau nhất định chúng ta nên bỏ đi chứ không nên cho vào tủ lạnh. Nếu cố tình cho vào tủ lạnh sẽ khiến thức ăn vị hỏng, biến chất, ăn hại sức khỏe ngoài ra còn ảnh hưởng tới các món ăn khác.

1. Các món lạnh

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ví dụ như salad, mọi người thường ăn không hết sẽ bỏ lại vào tủ lạnh để tiết kiệm. Tuy nhiên đó là suy nghĩ sai lầm, trên thực tế, với loại thức ăn kiểu này sau khi bỏ ra khỏi tủ lạnh sẽ ăn luôn mà ko đun nấu lại, do vậy rất có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Thực phẩm nào mà lấy ra khỏi tủ lạnh có thể làm nóng và nấu chín được thì mới nên bảo quản trong tủ lạnh, tiếp tục ăn sẽ an toàn cho sức khỏe. Vào mùa hè, nhiệt độ cao, các món ăn lạnh không thể được làm nóng, vì vậy, chúng không thể lưu trữ trong tủ lạnh, nếu không ăn hết nhất định nên bỏ đi.

2. Sữa uống dở

Trước đây nhà em toàn vậy, sữa không uống hết là chỉ có để trong tủ lạnh, thậm chí vài ngày mới uống hết, nhưng cứ “yên tâm” để trong tủ lạnh mà không nghĩ gì. Tuy nhiên giờ biết tác hại rồi thì em không làm thế nữa.

Trường hợp 1 phụ nữ mang thai ở Hàng Châu (Trung Quốc) là 1 ví dụ điển hình cho cho tác hại của thói quen này. Chị ấy đã bị nhiễm khuẩn listeria do uống sữa thừa từ hôm trước trong tủ lạnh, kết quả là chị bị sảy thai.

Đây không phải là trường hợp hiếm gặp, đặc biệt vào mùa hè tỷ lệ nhiễm vi khuẩn là rất cao. Vi khuẩn Listeria có thể tồn tại trong một thời gian dài ở điều kiện nhiệt độ thấp, thông thường nó sẽ xuất hiện trong sữa, thịt sống, cá, tôm và các loại hải sản khác. Chúng rất thông minh, nó biết chọn đối tượng để gây bệnh, chủ yếu là người già, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, những người có khả năng miễn dịch kém.

Khi bị nhiễm bệnh, mọi người sẽ bị sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, đau cơ và các triệu chứng khác. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị viêm màng não và nhiễm trùng huyết.

Để tránh tình trạng này tốt nhất các mẹ nên uống hết số sữa đã mở lắp, hoặc bọc kín để hạn chế tối đa nhiễm vi khuẩn, uống phần còn lại càng sớm càng tốt.

Để tránh gặp phải tình trạng này, tốt nhất bạn nên uống hết phần sữa đã mở nắp, nếu không tiêu thụ hết trong 1 lần sử dụng hãy đóng, bọc thật kín để hạn chế tối đa nguy cơ sữa bị vi khuẩn xâm nhập và tiêu thụ nốt phần còn lại đó càng sớm càng tốt.

3. Trứng vỡ

Nếu trứng đã nứt, vỡ tốt nhất các chị không nên tiếc mà phải vứt đi ngay vì vi khuẩn salmonella rất có thể xuất hiện trong trứng vỡ hoặc trứng bị nứt vỏ.

Một khi cơ thể bị nhiễm salmonella sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Đau bụng và buồn nôn. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể khiến chúng bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước.

Vì thế, tốt nhất là nếu trứng bị vỡ, nứt vỏ nên được ăn luôn hoặc vứt đi luôn, không nên giữ lại bảo quản trong tủ lạnh. Trường hợp bắt buộc phải bảo quản thì cố gắng bọc thật kỹ dùng sớm nhất có thể và nấu chín kĩ, vì vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.

Nguồn tổng hợp