Nếu như trước đây, trong gian bếp của gia đình nào cũng có một lọ đựng mỡ lợn để chế biến thức ăn hàng ngày thì đến hiện tại, nhiều gia đình đã thay thế mỡ lợn hoàn toàn bằng dầu ăn. Họ thay đổi thói quen này là vì lo lắng vị béo ngấy của mỡ lợn sẽ gây ra chứng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, béo phì... Tuy nhiên, đây không phải là cách hay vì nếu bỏ qua mỡ lợn trong thực đơn hàng ngày là các chị đang bỏ lỡ một loại thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe vừa có công dụng chữa bệnh cực kỳ tuyệt vời.



Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, mỡ tham gia vào quá trình tạo nên màng tế bào thần kinh, tham gia vào một số men chuyển hóa trong cơ thể và đặc biệt là nội tiết tố sinh dục, tuyến thượng thận… Do đó, trẻ đang tuổi lớn và người từ tuổi trung niên trở đi nên bổ sung chút mỡ vào khẩu phần ăn hàng ngày.



Hơn thế, với một số món ăn được chế biến với mỡ lợn sẽ mang hương vị béo ngậy độc đáo, dậy mùi thơm và kích thích khẩu vị rất tốt. Vì vậy nên nhiều người sợ rằng mình ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bệnh béo phì và tim mạch.



Lo lắng này cũng có phần đúng bởi trong mỡ lựa chứa nhiều chất béo và có hàm lượng calo cao, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng việc nếu dùng dầu ăn thay thế hoàn toàn mỡ lợn cũng là nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc các bệnh về mắt như giảm thị lực, thoái hóa giác mạc thậm chí là mù lòa; bệnh xương khớp như còi xương, loãng xương, dễ bị gãy xương, đau khớp; tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tắc nghẽn mạch…


Vậy nên, các chuyên gia đưa ra lời khuyên là: Các gia đình nên kết hợp mỡ lợn và dầu ăn luân phiên, và cũng không nên ăn quá nhiều mỡ lợn để tránh thừa cân hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe.



Em được biết thêm là theo dân gian, mỡ lợn còn được dùng để làm thành phương thuốc giúp chữa được nhiều bệnh một cách an toàn và hiệu quả.



Chữa bí tiểu



Nếu gặp phải triệu chứng khó chịu này, các chị chỉ cần lấy lượng mỡ to bằng quả trứng gà, cắt nhỏ, đun cùng với 50ml rượu, sau đó tiếp tục đun sôi vài lần, chia uống 2 lần cho đến khi giảm triệu chứng bệnh.



Táo bón



Mỡ lợn, hạt đông quỳ số lượng vừa đủ dùng, tán nhỏ, làm thành viên hoàn, mỗi viên 9g, mỗi ngày uống 2-3 lần, 1 viên/lần.



Ho gió, ho khan



Mỡ lợn 120g, rán chín, cắt nhỏ, ăn cùng với giấm đỗ tương.



Viêm phế quản, hen suyễn



Thịt mỡ và đường phèn mỗi loại 500g, mật ong 1000g, hạnh nhân nghiền thành bột 120g, trộn tất cả nguyên liệu và nấu cô đặc thành cao, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng cà phê.



Phụ nữ sau sinh thể chất yếu



Mỡ lợn, nước gừng, mật ong mỗi loại 60ml, rượu trắng 50ml, nấu cô đặc thành cao, sử dụng theo nhu cầu. Uống kèm rượu trắng mỗi lần khoảng 9g.



Đau dạ dày (chứng axit dạ dày, đói bụng gây đau)



Mỡ lợn 60g, 30g đường phèn, hấp chín mềm để ăn vào buổi sáng.



Tay chân nứt nẻ



Mỡ pha với rượu nóng bôi vào chỗ nứt nẻ.



Ngộ độc sắn dây



Mỡ lợn 500g, hâm ấm để uống.


http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/2016/mo-lon-1462032396669-77-0-689-1200-crop-1462032467425.jpg


Những lưu ý khi dùng mỡ lợn:


Muốn có làn da đẹp và trẻ trung, thoa mỡ lợn - đắp da heo lên mặt


Nhà em phải dự trữ cả dầu ăn lẫn mỡ lợn vì mỗi người thích một kiểu. Đến khi hỏi bác sĩ dinh dưỡng thì mới vỡ lẽ là...


Phân biệt thịt lợn sạch và thịt lợn "bẩn" khi đi chợ



Video: Không ăn mỡ lợn, bạn đã bỏ phí những tác dụng và 7 bài thuốc hay: Căn bếp nào cũng nên có!


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/08/pzQ55Z4Jx5-480x270.jpg