Vợ chồng mình cùng thích ăn nội tạng lợn, nhưng riêng bộ phận phổi lợn thì không bao giờ ăn nên thường bỏ đi. Hôm qua mẹ chồng mình đưa cháu xuống sân chung cư chơi, nghe người ta nói chuyện về việc phổi lợn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nên về bảo mình tìm hiểu xem thế nào. Mình vào mạng tìm hiểu thì đúng vậy các mẹ ạ.


webtretho


Ảnh minh họa/Nguồn: Internet


Phổi lợn còn gọi trư phế. Theo Đông y, phổi lợn vị nhạt, tính lạnh, không độc; vào phế, không độc. Có tác dụng làm mát phổi. Trị ho lao, giáng đờm hỏa, trừ hư nhiệt. Phổi lợn làm các món ăn thuốc hỗ trợ trị các bệnh sau:


Chữa ho, đau vùng ngực, khó thở


Phổi lợn 200-300g, ý dĩ 100. Nấu kỹ, ăn trong ngày.


Trị viêm mủ màng phổi, áp-xe phổi


Bạch cập 30g, phổi lợn 1 cái thái lát làm sạch, rượu trắng lượng vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, hầm chín, thêm gia vị ăn.


Trị ho ra máu từ phổi lợn


Phổi lợn 1 cái, tim lợn 1 quả, sa sâm 15 gram, ngọc trúc 15 gram. Sa sâm và ngọc trúc thái vụn, cho vào túi vải buộc kín miệng rồi hầm cùng tim và phổi lợn (rửa sạch, thái miếng) với 2 lít nước. Đun to lửa cho sôi rồi bớt lửa, đun thêm chừng 1,5 giờ cho nhừ. Chế thêm gia vị cho vừa miệng, chia ăn vài lần trong ngày.


Tuy nhiên, đây thực chất là bài thuốc lợi dụng tính năng diệt khuẩn của phổi lợn và sa sâm để giảm những tổn thương cổ họng gây chảy máu chứ không thể trị được việc ho.


Viêm phế quản


Phổi lợn 250g, bắc hạnh 10g, nước gừng 1 - 2 thìa canh. Phổi lợn thái miếng, rửa sạch, cho bắc hạnh và nước vào nấu canh, khi canh được cho nước gừng vào, gia vị vừa đủ, uống canh ăn phổi lợn. Sử dụng liên tục trong 3 đến 5 ngày có thể làm giảm các triệu chứng của viêm phế quản. Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng với cả chứng ho đờm dai dẳng.



Lao phổi


Phổi lợn 30g, hoa lựu trắng 30g. Phổi lợn rửa sạch, bóp hết bọt nước, hoa lựu trắng rửa sạch. Cho tất cả vào nồi thêm nước nấu ăn ngày 1 lần, dùng thường xuyên. Hoặc: Phổi lợn 1 cái, lá diếp cá 60g, nấu canh, ăn cái uống nước thuốc, tuần ăn 2 lần, ăn liên tục trong khoảng 3 tháng.


Bạn cũng có thể sử dụng bài thuốc này để phục hồi thể trạng cho những người gầy, ốm yếu hay những người vừa mới ốm dậy.


Thanh nhiệt, giải độc


Phổi lợn 300 g rửa sạch, thái miếng, củ cải 200 g thái khúc, gừng tươi 4 lát, hành 1 củ, tỏi tươi 1 củ, gia vị vừa đủ. Đổ mỡ hoặc dầu thực vật vào nồi, đun nóng già rồi cho hành, tỏi, gừng phi thơm, tiếp đó cho phổi lợn vào xào qua, chế thêm 1.000 ml nước rồi hầm kỹ bằng lửa nhỏ. Khi chín, chế thêm gia vị và một chút rượu vang, chia ăn vài lần trong ngày.


Hoặc: Phổi lợn 250 g, đậu xanh 200 g, bạch quả 10 g, tất cả đem nấu chín, chế thêm gia vị rồi chia ăn vài lần trong ngày.



Trị tắc mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, quên lẫn, niêm mạc mũi sưng nề, có tiết dịch nhầy ít (các triệu trứng tắc ngạt sưng nề mũi lúc tăng lúc giảm).


Phổi lợn 300-500g, tân di 10g, thương nhĩ tử 20g, bạch truật 15g, phục linh 15g. Phổi lợn rửa sạch thái lát, các dược liệu cho trong túi vải xô, cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu nhừ, bỏ túi bã dược liệu, thêm gia vị làm canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 5-10 ngày.



Viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt


Phổi lợn 250g, tang diệp 15g, huyền sâm 20g. Tang diệp, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát, tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, thêm gia vị thích hợp hầm ăn. Đợt dùng liên tục 5-10 ngày.


webtretho


Ảnh minh họa/Nguồn: Internet


Khi dùng phổi lợn chữa bệnh cần lưu ý những vấn đề sau


Cách chọn mua phổi lợn: Cần chọn phổi lợn màu hồng, sáng bóng, độ đàn hồi tốt thì mới là phổi tươi ngon.


Cách làm sạch phổi lợn:


- Dùng nước: Phổi để nguyên lá phổi, đổ nước vào trong phổi theo mạch khí quản, xóc rửa phổi như rửa một cái chai, đổ đầy nước vào phổi rồi lại lắc bóp cho sạch nước.


- Dùng nước sôi: Thái phổi thành từng lát mỏng, đun sôi nước rồi chần phổi.


- Dùng bột: Cắt phổi thành lát mỏng, rửa bằng nước xong tẩm bột trộn đều cho bột hút các loại chất độc hại có trong phổi, sau đó rửa lại bằng nước sạch là có thể chế biến.


Nguồn: Tổng hợp