Thấy nhiều chị không hay để ý tới vấn đề đi vệ sinh nên chủ quan chứ như em, em để ý lắm. Hầu như ngày nào em cũng phải đi tầm 2 – 3 lần, nếu hôm nào không đi là biết ngay hệ tiêu hóa có vấn đề. Thật ra trước kia em cũng như nhiều chị, không để ý tới vấn đề này đâu. Thế nhưng từ hồi có anh bạn ở cùng cơ quan phát hiện ra bị ung thư ruột cũng nhờ tần suất đi tiêu này. Từ đấy em mới để ý ấy ạ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Mới nãy em đọc báo cũng thấy người ta đưa tin về trường hợp chàng trai 27 tuổi phát hiện ung thư ruột nhờ thấy tần suất đi tiêu bất thường đây nè. Cụ thể như sau nha các chị:

Xiao Qin năm nay 27 tuổi hiện đang là công nhân cho một xưởng sản xuất. Cũng như bao bạn trẻ khác, anh thích ngồi một chỗ, ăn theo sở thích, không thích phải vận động thể thao. 1 năm trước, anh bắt đầu cảm thấy tần suất đi cầu của mình tăng đột biến. Lần đầu tiên thì ra phân bình thường nhưng những lần sau lại sệt lại một chút. Vì nghĩ đó là do bệnh dạ dày nên anh không hề quan tâm.

Sau đó, Xiao Qin phải đi đại tiện ít nhất 3 lần/ngày mới chịu được. Mỗi lần đi vệ sinh, anh luôn cảm thấy rất căng thẳng vì chỉ đi được một tí rồi thôi. Đầu tháng 12/2020, Xiao Qin phát hiện mình đi vệ sinh ra lẫn máu trong phân kèm triệu chứng sụt cân nhiều. Nghe theo lời khuyên của bạn gái, anh tới bệnh viện để kiểm tra. Kết quả, bác sĩ thông báo anh bị ung thư biểu mô tuyến biệt hóa đại tràng. Bác sĩ nói rằng biểu hiện đi tiêu của anh chính là triệu chứng bệnh ung thư ruột nhưng đã bị anh bỏ qua.

Cũng chính vì không để ý tới sự bất thường khi đi cầu nên anh vô tình nghĩ rằng đó là triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa. Bởi vậy, phải tới khi có máu lẫn trong phân và sụt cân anh mới chịu đi kiểm tra. Lúc này, bệnh đã bắt đầu tiến triển nhanh rồi.

Theo các bác sĩ, có những triệu chứng sau cần phải đi gặp bác sĩ ngay:

Thay đổi thói quen đi tiêu: 3 lần/ngày hoặc 3 ngày/lần

Nếu bạn đột nhiên thấy tần suất đi tiêu của mình tăng lên 3 lần/ngày trở lên hoặc giảm xuống 3 ngày/lần thì hãy cảnh giác. Bởi khi tế bào ung thư hình thành trong ruột thì nó sẽ kìm chế khả năng tiêu hóa. Do đó, nó có thể tăng số lượng đi tiêu nhưng mỗi lần đi, chất thải ra không nhiều. Hoặc nó cũng có thể ngăn chặn chất thải ra bên ngoài nên làm giảm số lần đi vệ sinh.  Biểu hiện này khá tương tự với chứng rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, táo bón nên moi người hay lơ là cảnh giác.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Có lẫn máu trong phân

Đây là triệu chứng của bệnh ung thư ruột. Vì tế bào ung thư hình thành nên khiến đường ruột bị chảy máu. Hệ quả là khi bạn đi vệ sinh, máu cũng theo chất thải ra ngoài. Tùy vào mức độ lớn của khối u mà lượng máu sẽ ra nhiều hoặc ít. Triệu chứng này rất dễ nhầm với bệnh trĩ nên hay khiến mọi người chủ quan.

Hình dạng phân bất thường

Bình thường, phân sẽ có hình trụ. Nên nếu có khối u lồi ra trong khoang ruột thì nó sẽ nén chặt phân. Vì vậy, phân ra ngoài sẽ mỏng hơn, hình dạng cũng thay đổi như mỏng hơn và có rãnh… Bạn có thể nhìn thấy sự thay đổi này bằng mắt thường.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng, tắc ruột không hoàn toàn điển hình, đầy hơi, thiếu máu, sụt cân… Lúc này, bệnh đã tiến triển tới giai đoạn giữa và giai đoạn cuối, tiên cơ đã mất rồi. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên chú ý trong mỗi lần đi vệ sinh để phát hiện sớm. Từ đó có thể nhanh chóng điều trị kịp thời, tránh xảy ra hậu quả xấu.

Nguồn: Tổng hợp