Mấy hôm trước em bị viêm đường tiết niệu nên đi tiểu buốt lắm. Thấy em nhăn nhó khổ sở, lão chồng em phi xe ngay ra chợ mua 2 cốc nước mía về bảo em uống. Sẵn tiện đang khát nước em uống luôn 1 cốc, lát sau đi tiểu thấy dễ chịu hơn. Sau khi uống cốc thứ 2 thì em thấy đỡ nhiều lắm. 

Ba ngày liên tục uống nước mía, em hết luôn tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt đấy các chị ạ. Em hỏi chồng mới biết đây là bí quyết lão học được trên mạng. Ngoài tác dụng trị viêm đường tiết niệu, nước mía còn chữa được nhiều bệnh lắm.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Mía là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, trong khoảng 240ml nước mía không chất phụ gia chứa 250 calo cùng 30mg đường tự nhiên. Trong nước mía cũng chứa nhiều khoáng chất có lợi như: kali, natri, canxi, magie và sắt, nhưng lại không có chất béo hay cholesterol. Mùa hè nước mía không chỉ là đồ uống giải nhiệt, mà còn chữa được nhiều bệnh như sau:

Trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: Cho trẻ uống nước mía hoặc mía đem chẻ nhỏ cho trẻ ăn.

Bệnh đường tiết niệu (tiểu dắt buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu): Nước mía 500g, nước ép ngó sen tươi 500g. Hai thứ đem hòa chung rồi chia nhỏ uống trong ngày.

Dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu: Bách hợp 50g, nước mía và nước củ cải mỗi loại 100g. Bách hợp đem ngâm nước nấu nhừ, sau đó cho nước mía và nước củ cải. Uống trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng.

Trị chứng ho khan ít đờm, người bứt dứt, họng khô, táo bón: Ăn cháo mía

Cách làm: Nước mía 200 ml, gạo 60g. Gạo sau khi đãi sạch thì cho vào nồi nấu thành cháo. Sau đó cho nước mía vào nấu lại cho sôi và ăn nóng.

Giải rượu: Nếu bị say rượu, hãy lấy mía nhai nuốt hoặc uống nước mía.

Thanh nhiệt, nhuận hầu họng: Mùa hè uống nước mía tươi không thêm đá, mùa đông nấu nước mía uống nóng hoặc cho thêm lát gừng.

Mùa nóng trẻ đi tiểu nhiều, tiểu dắt: Cho trẻ uống nước mía sẽ cải thiện tình trạng.

Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, cơ thể mệt mỏi: Nước mía 1/2 lít. Trứng gà tươi 2 quả. Nước mía sau khi nấu sôi thì đập trứng vào, tắt bếp và đậy kín nắp. Ăn khi còn nóng.

Trị chứng táo bón nhiệt kết đại tràng, đầy bụng, hơi thở có mùi, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng: Nước mía 300ml cô đặc, Vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g đen sao tán mịn, phèn chua sống tán mịn 8g. Đem 3 nguyên liệu trộn đều và luyện thành viên 0,5g. Uống 2 lần/ngày vào sáng sớm và trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 8 viên (4g)  cho tới khi thấy đi ngoài được thì thôi.

Chữa ho gà: Lấy 3 lóng mía, 1 nắm rau má và 2 lát gừng, 2 bát nước. Mía đem chẻ nhỏ, cho vào ấm sắc cùng các nguyên liệu còn lại. Uống ít một.

Chống khát, chống nôn mửa: Lấy 150 ml nước mía 150ml pha cùng 5-10 giọt nước gừng. Uống từng ít một để đạt hiệu quả, không uống 1 lúc tất cả.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Trị chứng phát nóng, miệng khô: Nước mía đem hòa với nước cơm uống hoặc nhai mía nuốt nước.

Trị sởi: Phòng  sởi: Dùng 2 đốt mía, 40g bột sắn dây 40g, 20g rau mùi 20g. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm cùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống. Sử dụng lâu dài khi có dịch sởi.

Sau sởi: Dùng mía đỏ ép lấy nước uống.

Mí mắt sưng đỏ, viêm màng kết hợp: Lấy nước mía pha 4g xuyên hoàng liên để uống. Sau đó dùng nước mía sạch bôi lên cả 2 mí mắt, hoặc tẩm gạc đắp lên m

Nứt kẽ môi miệng: Lấy nước mía vừa uống vừa bôi vào vùng môi miệng bị nứt kẽ sẽ giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng. Hoặc vỏ mía đem đốt tồn tính, sau đó đem trộn cùng 1 ít mật ong bôi vào vùng môi bị bệnh.

Người gầy, tóc cháy, da khô: Nước mía 1 chén, rau má xay 200g, nước dừa xiêm 1 quả. Uống trước khi ngủ. Có thể thêm mật ong hoặc sữa ong chúa mỗi khi uống.

Chữa bệnh bụi phổi: Nước mía 50ml, nước củ cải 50ml, mật ong, đường phèn, và dầu vừng mỗi loại 1 ít.  Cho các nguyên liệu vào chưng thành cao. Hàng ngày lấy 1 ít cao, cho 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều rồi đem hấp cơm ăn.

Nguồn: Tổng hợp