Rối loạn lo âu là một rối loạn tâm thần phổ biến trên thế giới. Theo thống kê của các bác sĩ tâm lý, rối loạn lo âu chiếm 4% dân số thế giới, nhiều hơn trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, đứng đầu trong danh sách những rối loạn tâm thần thường gặp. Tuy nhiên, có không ít những hiểu lầm sung quanh rối loạn lo âu, hãy cũng bác sĩ tâm lý SnS giải mã những lầm tưởng này nhé.

Rối loạn lo âu không có thật bởi vì ai chẳng có lo lắng!

Một số người cho rằng rối loạn lo âu không có thật, bởi vì theo họ, ai chẳng gặp lo lắng và chuyện lo lắng này là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất rõ ràng về lo lắng thường ngày và rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu lan tỏa được bác sĩ tâm lý định nghĩ là tình trạng lo lắng quá mức xảy ra mọi ngày kéo dài ít nhất sáu tháng. Người mắc chứng rối loạn tâm thần này luôn cảm thấy khó kiểm soát sự lo lắng của mình, nó ảnh hướng tới mức giảm khả năng phán đoán, sự tập trung và các hoạt động thường ngày của họ.

Rối loạn lo âu xã hội chỉ là sự nhút nhát!

Rối loạn lo âu xã hội là một chứng rối loạn lo âu được biểu hiện bằng sự sợ hãi các tình huống xã hội kết hợp với sự lo lắng tột độ về cách thực hiện một hành động nào đó. Những người mắc chứng rối loạn tâm thần này luôn nghĩ rằng mọi người xung quanh sẽ mổ xẻ mọi việc họ làm, tìm kiếm sai sót và khiến họ trở nên e dè và cản trở khả năng hoạt động xã hội của bạn.

Khác với những người bị rối loạn lo âu xã hội, người nhút nhát thường không cảm thấy lo lắng quá mức và hoảng loạn trong các tình huống xã hội. Tuy nhiên, người nhút nhát có nhiều khả năng mắc chứng lo âu xã hội hơn so với những người thích giao tiếp.

Các mom có thể xem thêm bài viết tại: Cùng bác sĩ tâm lý giải mã những hiểu lầm về rối loạn lo âu | Chuyên gia tâm lý (sns.org.vn)