Bố mẹ nào mà chẳng mong con mình khi trưởng thành có một chiều cao lý tưởng, như mong đợi. Thế nhưng, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền, bệnh tật, thực phẩm ăn uống, vận động thể thao...

Con trai em năm nay được 2 tuổi, dù từ bé em có hay nắn chân cho con nhưng giờ trông con không được dài người cho lắm. Lo lắng con lớn lên bị "nấm lùn" em có tâm sự cùng chị đồng nghiệp. Nghe em nói thế chị bảo: "Ôi giời ơi, lo gì, nó còn bé chưa tới tuổi dậy thì phát triển cơ mà. Hơn nữa, vợ chồng em cũng cao nên không có chuyện thằng bé thấp được đâu."

Em nghe chị nói vậy cũng yên tâm hơn, chị còn mách cho em cách tính xem con mình tương lai cao được bao nhiêu cm cơ nhé, các mẹ cũng thử đi này.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Công thức tính chiều cao của trẻ dựa vào chiều cao của bố mẹ

Đây là công thức tính được các nhà nghiên cứu khoa học công bố trên 1 tờ tạp chí hàng đầu của Mỹ giúp bố mẹ có thể dự đoán khá chính xác chiều cao của con dựa trên chiều cao của mình.

Công thức tính như sau:

Chiều cao của bé trai= / 2

Chiều cao của bé gái = / 2

Em áp dụng công thức này và có kết quả là:

Chiều cao bố: 175cm

Chiều cao mẹ: 160cm

Con trai em khi trưởng thành sẽ có chiều cao: /2 = 174cm

Nếu sau này em sinh thêm con gái thì con em sẽ cao khoảng:/2 = 161cm

Nếu đúng được như vậy thì mừng quá các chị nhỉ. Ngoài ra, em tham khảo thêm trên mạng còn biết được có một số dấu hiệu có thể làm cơ sở để dự đoán vóc dáng trẻ trong tương lai nữa đấy.

hình ảnh

Ảnh: Internet

1.Chiều dài của bé lúc chào đời

Các chuyên gia cho biết, chiều dài người khi chào đời của trẻ cũng có thể dự đoán chiều cao tương lai. Trung bình, một em bé đủ tháng dài khoảng 45 - 60cm khi ra đời, sau tháng đầu tiên, bé thường tăng 4 - 5 cm nữa. Do đó, nếu trẻ có chiều dài người vào khoảng này thì hãy yên tâm bé có một chiều cao khá tốt nhé.

2. Đầu gối và chân trẻ thon dài

Đầu gối liên quan mật thiết tới chiều cao nên nếu mẹ thấy đầu gối con dài hơn các bạn cùng tuổi thì có khi lớn lên con là "siêu mẫu" đấy. Ngoài ra, nếu trẻ có đôi chân thọn nhỏ thì cũng sẽ có chiều cao lý tưởng trong tương lai. Khi này, bố mẹ hãy cho con tham gia vận động thể thao để thúc đẩy xương phát triển tốt hơn.

3. Trẻ cao hơn so với bạn cùng độ tuổi

Thường xuyên quan sát, so sánh chiều cao của con mình với các bạn cùng độ tuổi. Nếu qua các năm, con đều cao nhỉnh hơn các bạn thì đây chính là lợi thế tốt. Chờ đến khi con dậy thì, bố mẹ hãy giúp con thúc đẩy chiều cao vượt trội bằng từ các nguồn thực phẩm dinh dưỡng, hoạt động thể thao.

4. Chiều cao của bố mẹ

Di truyền đóng vai trò quan trọng đối với chiều cao của một người. Nếu bố mẹ cao thì dĩ nhiên con sẽ thừa hưởng điều này, thậm chí còn cao hơn bố mẹ nhiều. Trong trường hợp bố mẹ có chiều cao tốt nhưng con lại thấp lùn hoặc đang cao thì ngưng đột ngột thì phải cho con đi khám ngay. Rất có thể con đã bị dậy thì sớm, bị bệnh về xương khớp... rồi đấy.

5. Trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt

Trẻ tăng trưởng mạnh trong 3 năm đầu đời và thời điểm dậy thì. Một đứa trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt vào những thời điểm này như uống nhiều sữa, ăn sữa chua, trứng... thì khi trưởng thành sẽ có chiều cao khá lý tưởng.

Nguồn: Tổng hợp