Bực mình quá các chị ạ, chả là hôm nay ở chỗ làm em có cãi nhau với một chị đồng nghiệp. Buổi trưa ăn cơm xong, mấy chị em đang bàn tán chuyện giảm cân thì chị ấy nói muốn giảm cân thì không được ăn lòng đỏ trứng vì nó nhiều calo, ăn nhiều bị béo phì, chỉ được ăn lòng trắng thôi . Em nghe xong thấy cứ "sai sai" nên mới tranh luận với chị đấy, kết quả là không ai chịu thua ai.



Cuối cùng, phải nhờ tới Google để xem thông tin chuẩn xác nhất là như nào thì kết quả em đúng, chị đây sai. Các nhà dinh dưỡng trên thế giới đều giải thích rằng calo trong trứng là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nó còn cung cấp protein, vitamin A, B, D,... có tác dụng giúp giảm cân và giúp duy trì được vóc dáng chứ không hề gây béo phì như lời đồn.



webtretho


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)



Mà em để ý thấy trứng gà tốt vậy mà có vô số hiểu lầm, nhiều người còn sợ không dám ăn luôn. Tiện đây, mọi người cùng xem các chuyên gia giải đáp những hiểu lầm ấy nhé!



1. Trứng gây cao huyết áp, đột quỵ và đau tim



Theo nghiên cứu các tác động của việc ăn trứng đối với mỡ máu ở Philippin thì kết quả là ăn trứng mỗi ngày không hề góp phần làm tăng mỡ máu. Ngược lại, trong quá trình nghiên cứu, họ còn phát hiện ra trứng luộc, trứng rán dưới tác động của men tiêu hóa trong dạ dày và ruột non sẽ tạo ra nhiều peptide giúp giảm huyết áp động mạch, bảo vệ tim.



2. Lòng đỏ trứng gây bệnh tim mạch



Cholesterol trong thức ăn có tác động lớn tới nồng độ cholesterol máu, tuy nhiên dù trứng nhiều cholesterol nhưng nó không gây ra nguy cơ gây bệnh tim mạch nào cả. Theo Hội Tim Mỹ (AHA), mỗi người có thể ăn một quả trứng có lòng đỏ chứa 214 - 220 mg cholesterol/ ngày là tốt nhất.



Người có hàm lượng cholesterol trong máu cao thì không nên nạp quá 300mg cholesterol 1 ngày, tức là không ăn nhiều hơn 1 quả trứng chứ không nhất thiết phải kiêng hẳn.



3. Bà bầu ăn trứng bị dị ứng



Nhiều người cho rằng bà bầu không nên ăn trứng kẻo con sau này sinh ra bị dị ứng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Trứng được xếp vào mục những loại "siêu thực phẩm" dành cho thai phụ, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cả mẹ và bé, đặc biệt là chất béo, khoáng chất, protein, vitamin A và D.



webtretho


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)




4. Trứng không tốt cho người tuổi trung niên và người già



Người trung niên và người già muốn khỏe mạnh cần phải cân đối chế độ ăn uống và luyện tập. Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cần thiết cho cơ thể con người. Nó chỉ không tốt khi con người ăn quá nhiều, kết hợp nó với thực phẩm không phù hợp, bảo quản, chế biến không đúng cách mà thôi.



5. Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn trứng gà



Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 7 tháng tuổi có thể ăn các loại thực phẩm giàu proetin, đặc biệt là trứng gà. Có thể bắt đầu cho trẻ ăn từ 1/2 quả trứng/ngày để xem phản ứng của trẻ. Trên thực tế, chỉ có 2% trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị dị ứng trứng gà mà thôi.


webtretho


Ảnh: Internet




6. Cảm cúm không nên ăn trứng gà



Khi ốm, sốt cao thì năng lượng trong cơ thể bị tiêu hao, sức đề kháng giảm, chán ăn, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Khi này, trứng gà rất phù hợp để thêm vào bữa ăn giúp người ốm phục hồi sinh lực. Tuy nhiên, chỉ có canh trứng, trứng rán là không nên ăn lúc này vì nó sẽ khiến người bệnh khó bị khó tiêu.



7. Trứng sống tốt hơn trứng luộc chín



Nhiều người cho rằng ăn trứng sống sẽ phát triển cơ bắp, cải thiện giọng, giảm axit trong dạ dày, bổ sinh lực... hơn là trứng chín. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết cơ thể người hấp thụ trứng sống "vất vả" hơn trứng chín. Ăn trứng sống thường xuyên có thể khiến cơ thể bị thiếu biotin (chất chỉ xuất hiện khi trứng được luộc chín) khiến cho quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và phát triển tế bào bị cản trở, biểu hiện thường là rụng tóc, mẩn ngứa da...


Thậm chí, 10% số trứng sống còn chứa Salmonella - vi khuẩn gây bệnh, nấm mốc và ký sinh trùng. Người ăn phải sẽ dễ bị ngộ độc, nguy hiểm tới tính mạng.


Nguồn: Tổng hợp