Hôm qua đọc báo thấy trường hợp 2 vợ chồng ở Trung Quốc được phát hiện mắc ung thư đại tràng cùng 1 thời điểm. Sau thông tin này mình thắc mắc rằng, vì sao lại 2 vợ chồng lại có thể mắc 1 loại ung thư và cùng lúc, trong khi đó mình được biết, bản thân ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm.


webtretho


Ảnh minh họa/Nguồn: Internet


Liên quan đến vấn đề này, Bác sĩ Zhou Wei, giám đốc khoa phẫu thuật, Bệnh viện Shao Yifu (Trung Quốc) giải thích rằng nguyên nhân các cặp vợ chồng ung thư xuất phát từ lối sống chung cùng nhau, trong đó chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống, cảm xúc và ô nhiễm môi trường. Cụ thể những bệnh ung thư 2 vợ chồng dễ mắc cùng nhau như sau:


Ung thư phổi


Có nhiều nguyên nhân gây ung thư phổi, bao gồm yếu tố di truyền, hút thuốc, ô nhiễm không khí...


Các chuyên gia cho biết, với những người trên 40 tuổi nếu thường xuyên hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn rất nhiều so với những người bình thường.


Tuy nhiên, với những người không hút thuốc nhưng làm việc, sinh hoạt thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu/ngày, đây cũng là đối tượng có nguy cơ ung thư phổi cao.


Bởi vậy, nếu người chồng hút thuốc lá, thì khả năng cả hai vợ chồng bị ung thư phổi cùng một lúc sẽ tăng lên rất nhiều.


Ung thư dạ dày, đại trực tràng


Một số căn bệnh ung thư đường tiêu hóa như: Ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư đại trực tràng… Đây là những căn bệnh dễ gặp phải do thói quen ăn uống, các cặp vợ chồng sống với nhau nên thói quen sống và ăn uống cũng thường giống nhau. Hầu hết các cặp vợ chồng sẽ hình thành một sở thích chung và tiêu thụ thực phẩm giống nhau trong một thời gian dài. Nếu thực phẩm đó không có lợi, nó có thể gây ung thư.


Chẳng hạn như thói quen ăn mặn, ăn đồ chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích… hoặc thói quen nhiều gia đình mắc phải nhất là ăn lại thức ăn thừa từ bữa trước để tiết kiệm…


Ngoài ra, các cặp vợ chồng ăn cùng nhau, dễ bị nhiễm vi khuẩn HP, cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.


webtretho


Ảnh minh họa/Nguồn: Internet



Ung thư gan


Mặc dù ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm, một số loại virus gây ung thư có đặc điểm lây truyền rõ ràng. Nói về điều này, TS.BS Phạm Văn Thái, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung thư, Bệnh viện Bạch Mai, giải thích, ung thư gan hiện nay phần lớn là các trường hợp ung thư trên nền viêm gan virus, trong đó, phổ biến là virus viêm gan B. Viêm gan virus hiện nay được xác định lây qua 3 đường: đường máu, đường q.u.a.n hệ và đường tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết cơ thể. Ngoài ra ở mẹ bầu, có thể lây từ mẹ sang con.


Vậy nên, nếu một trong hai vợ chồng mắc bệnh viêm gan B, người còn lại cũng có thể bị nhiễm viêm gan B qua q.u.a.n hệ, và bệnh nhân viêm gan B có tỷ lệ mắc ung thư gan cao.



Ung thư d.ư.ơ.n.g vật - ung thư cổ tử cung


Nếu người chồng mắc bệnh ung thư d.ư.ơ.ng. vật, một số lượng lớn virus gây nên căn bệnh này có thể được chuyển đến các cơ quan sinh sản nữ thông qua q.u.a.n hệ. Từ đó dẫn đến nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở người vợ.


Làm thế nào có thể phòng ngừa ung thư cặp vợ chồng?


Như đã nói ở trên, hầu hết các cặp vợ chồng sống chung đều có thể mắc cùng 1 loại bệnh do thói quen sinh hoạt, lối sống và môi trường gây nên. Bởi vậy, để phòng ngừa, các cặp vợ chồng cần làm những việc sau:


- Thay đổi lối sống không khoa học, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Giảm thịt, ăn nhiều trái cây, rau quả và thực phẩm giàu cellulose.


- Không ăn thực phẩm nấm mốc và thức ăn thừa để lâu ngày.


- Bỏ hút thuốc lá và chất kích thích, đồ uống có cồn.


- Tập thể dục thường xuyên.


- Kiểm soát cân nặng.


- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh (nếu có).


Nguồn: Tổng hợp