Hôm qua sinh nhật con trai, mình làm 2 mâm cơm mời mấy anh chị em trong nhà đến ăn. Thấy trong đĩa rau sống có rau muống được chẻ sợi, chị dâu mình nhắc đây là thứ không nên ăn vì rất dễ nhiễm ký sinh trùng, giun sán. Trong khi đó, đây là món mình rất thích nên ăn thường xuyên. Vậy nên mình đã lên báo đọc và thấy đúng như vậy các mẹ ạ. Ngoài việc không nên ăn rau muống sống, thì còn rất nhiều “cấm kỵ” khác khi dùng loại thực phẩm này, mình chia sẻ lại để mọi người tham khảo nhé!

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Rau muống là loại rau bình dân, rẻ tiền nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia, cứ 100 g rau muống chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie… Ăn rau muống có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.

Theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt. Dân gian dùng rau muống để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp. Theo The Star, cứ 100 g rau muống chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Loại rau bình dân và rẻ tiền này đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Ăn rau muống có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.

Không ăn rau muống sống, chưa nấu chín kỹ

Trong rau muống có một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, có thể gây đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng nếu bạn có thói quen sử dụng rau muống để làm rau sống hoặc chưa được nấu chín kĩ.

Khi trứng sán Fasciolopsis buski theo thức ăn vào cơ thể sẽ nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng, nguy hiểm hơn là gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan… Đặc biệt những người có hệ tiêu hóa kém.

Không ăn cùng với sữa

Rau muống chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi có trong những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

Không ăn rau muống khi đang uống thuốc Đông y

Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) thì không nên ăn rau muống.Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.

Không ăn khi có vết thương hở

Đối với những ai đang bị vết thương trên da, đặc biệt là những người vừa trải qua quá trình phẫu thuật không nên ăn rau muống, bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi gây xấu da.

Không ăn khi đau nhức xương khớp

Với những người thường xuyên đau nhức xương khớp cũng nên hạn chế ăn rau muống, bởi những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.

Không nên ăn rau muống khi mắc bệnh gout, sỏi thận

Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao cũng được khuyên không nên ăn rau muống thường xuyên. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Không nên ăn rau muống nước

Rau muống nước nếu được trồng tại các ao hồ có nguồn nước bị ô nhiễm, rất bẩn, đây là môi trường cho nhiều giun sán ký sinh. Hơn nữa, quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa.

Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được phun vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn so với rau trồng trên cạn. Do vậy ăn loại rau này sẽ rất dễbị ngộ độc.

Nguồn: Tổng hợp