Hôm vừa rồi mình có nghỉ làm đi khám do liên tục cảm thấy mệt mỏi, người thì liên tục nổi mẩn. Mình có dùng thuốc dị ứng các loại nhưng không hề đỡ nên mới phải đi khám. Thì lúc đầu mình đi da liễu mà, nên bác sĩ bảo nổi mề đay, cho thuốc về uống. Lúc uống xong thì cũng lặn nhưng được mấy hôm nó lại nổi lên tiếp. Không thể hiểu nổi luôn á mọi người.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sau đó thì mình có nhắn tin hỏi đứa bạn trong ngành y, nó kêu mình là đi khám thử xem vì triệu chứng rất giống với bệnh gan nên mình đã đi viện khám thử. Kết quả, bác sĩ thông báo gan bị tổn thương rồi.

Ngẫm lại, mình không hiểu nổi lý do tại sao gan mình lại bị tổn thương. Bởi, bình thường mình ăn uống khoa học lắm, ăn nhiều rau, ít thịt, rất ít khi ăn lẩu, đồ nướng… Ngày thường cũng hay ăn đồ luộc chứ không phải đồ chiên rán. Mang thắc mắc đó hỏi bác sĩ thì nhận được câu hỏi thế có thức khuya không? Mình thì thường xuyên thức khuya luôn vì hết chạy deadline lại tới chăm con nhỏ mà. Vậy nên giờ đi ngủ sớm nhất của mình bao giờ cũng là tầm 1 giờ sáng, có hôm 3 giờ mới ngủ cơ. Bác sĩ nghe xong thì nói luôn ‘đích thị là do nó rồi’.

Sau khi nghe bác sĩ nói thế, mình về nhà có tìm hiểu thêm về thói quen thức khuya. Thế mới biết nó cực kỳ độc hại mọi người ạ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chuyên gia nhấn mạnh: Thói quen thức khuya cực kỳ nguy hiểm, thường xuyên thức khuya chẳng khác nào tự đầu độc chính mình

BS. Thi Minh (PGĐ Trung tâm hợp tác trị liệu Đông y Thượng Hải, Trung Quốc) cho biết: Thói quen thức khuya quá 11 giờ đêm cực kỳ tổn hại sức khỏe. Đồng tình với ý kiến này, chuyên gia giấc ngủ Từ Đại Thành (Phó chủ nhiệm Khoa Điều trị, Bệnh viện Đông Tây y kết hợp, TP. Nam Kinh, TQ) nhận định: Hay thức khuya là hành động đầu độc sức khỏe của bản thân. Việc hay thức khuya có thể dẫn tới hệ lụy sau:

+ Làm tổn thương gan:

Các chuyên gia cho biết: Từ 11 giờ đêm tới 1 giờ sáng là lúc gan tiến hành thải độc và phục hồi, sửa chữa những tổn thương. Do đó, thời điểm này chúng ta phải chìm vào trạng thái ngủ sâu. Nếu không thì gan không có đủ máu để hoạt động. Việc này khiến gan bị tích tụ độc tố và làm tăng nguy cơ bị viêm gan B, gan nhiễm mỡ, suy gan, xơ gan, ung thư gan.

+ Suy giảm thị lực:

Nếu mắt không được nghỉ ngơi hợp lý vào buổi tối, nó sẽ liên tục phải cố gắng điều tiết. Từ đó gây ra những tổn thương nguy hiểm. Do vậy, từ 11 giờ trở đi, bạn cần đi ngủ để giúp mắt không bị mỏi, giảm nguy cơ bị loạn thị, cận thị… Thậm chí, đã từng có trường hợp vì thức khuya thường xuyên mà còn bị mù màu rồi.

+ Tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày:

Khi thức khuya, lượng axit mà dạ dày tiết ra nhiều gấp đôi bình thường. Điều đó khiến dạ dày dễ bị tổn thương và gây bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày…

+ Suy giảm hệ miễn dịch:

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Một người trưởng thành nếu 3 đêm liên tục thức quá 11 giờ đêm thì hệ miễn dịch sẽ không thể thải độc và phục hồi được. Do đó, khả năng miễn dịch chỉ còn lại 60%, dễ mắc bệnh hơn bình thường.

Ngoài ra, thức khuya còn khiến độc tố tích tụ lại trong cơ thể, phá vỡ các quy luật tự nhiên. Với chị em phụ nữ, thức khuya còn là nguyên nhân khiến bạn nhanh già, lão hóa sớm, da dễ bị nổi mụn.

Để cơ thể khỏe mạnh, cần nắm rõ 6 khung giờ thải độc của cơ thể, ngủ càng sớm độc tố trong người càng ít

Theo các chuyên gia: Tốt nhất là bạn nên ngủ trước 9 giờ tối. Lý do là vì từ 9h trở đi là lúc cơ thể bắt đầu tiến hành bài trừ độc tố. Tuy nhiên, nếu quá bận rộn và bạn không thể ngủ trước 9h thì nhất định phải ngủ trước 11 giờ đêm nha. Có thế thì cơ thể mới sạch sẽ và khỏe mạnh được.

+ 21h – 23h: Thời điểm hệ miễn dịch thải độc và phục hồi.

+ 23h – 1h sáng: Gan bắt đầu thải độc và sửa chữa tổn thương.

+ 1h – 3h sáng: Túi mật thải độc.

+ 3h – 5h sáng: Phổi tiến hành bài trừ độc tố nên lúc này chúng ta hay bị ho hơn bình thường.

+ 5h – 7h sáng: Ruột kết thải độc nên lúc này chúng ta cần đi vệ sinh để đưa độc tố ra ngoài.

+ 7h – 9h sáng: Ruột non hấp thụ dinh dưỡng, vì vậy bạn cần ăn sáng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Nguồn: Tổng hợp