Ông xã mình rất mê món nội tạng lợn nên thường ra quán cháo lòng ăn buổi sáng, hôm nào cuối tuần có thời gian mình cũng thường mua về chế biến cho cả nhà ăn. Tuy nhiên, mình vừa đọc báo thấy thông tin nội tạng lợn không chỉ mất vệ sinh, mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe, điều này khiến mình rất lo lắng vì lâu nay gia đình mình ăn rất nhiều.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: internet

Nội tạng động vật bao gồm tim, gan, cật, lòng, não... được xem là món ăn khoái khẩu của nhiều người, có thể chế biến thành nhiều món như: chiên, xào, nướng, luộc...

Chia sẻ trên 1 tờ báo, Ths.Bs Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nội tạng động vật rất giàu dinh dưỡng và vitamin. Cụ thể trong gan, thận nhiều vitamin A, sắt, kẽm, có tác dụng bổ mắt, tốt cho tim mạch và giảm các bệnh gây viêm. Óc động vật chứa axit béo omega 3 bảo vệ não người và tủy sống. Tim và lưỡi đặc biệt có lợi cho những người hồi phục sau khi ốm hoặc phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, nội tạng động vật cũng nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch. Cụ thể như sau:

Lòng già, lòng non - nơi chứa chất thải rất bẩn

Công dụng: Lòng già, lòng non là phần ruột của lợn. Bộ phận này chứa nhiều đạm nên là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh đang hồi phục sức khỏe, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật xong.

Nguy hại: Đây là nơi chứa chất thải sau khi thức ăn được tiêu hóa (mà ta gọi là phân). Cũng chính vì vậy, đây cũng là nơi tồn tại nhiều kí sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh…

Hơn nữa, lòng lợn chứa nhiều cholesterol gây ra nhiều vấn đề với người bị tiểu đường, tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm tăng mỡ máu.

Vậy nên nếu chế biến món này, bạn cần làm sạch thật kĩ và nấu chín trong nhiệt độ làm chết hết các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn món này thường xuyên.

Gan lợn- nơi đào thải độc tố

Công dụng:Không phủ nhận trong gan lợn chứa nhiều dinh dưỡng như: vitamin A và D cùng hàm lượng sắt rất cao, có tính chất chống viêm và có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương...

Vì có giá trị dinh dưỡng cao nên Tây y thường chiết xuất đạm, dầu gan cá... để làm thuốc, thực phẩm chức năng. Đông y cũng khuyên dùng một số nội tạng để bồi dưỡng cho người ốm, phụ nữ mang thai....

Nguy hại: Bộ phận này đảm nhiệm chức năng giải độc trong cơ thể. Thức ăn khi đi vào cơ thể sẽ phải đi qua gan để loại bỏ các độc tố. Chính vì vậy, ít nhiều vẫn sẽ có những chất độc hại lưu lại tại đó, nấu ăn vào sẽ khiến chất độc này đi vào cơ thể người sử dụng.

Tim lợn - chứa nhiều cholesterol

Công dụng:Tim heo là loại thực phẩm chứa rất nhiều thành phần dinh dướng có ích và cần thiết cho con người như Vitamin A, sắt, đạm và chất béo… Nó cũng có công dụng an than, chữa suy gảm trí nhớ, chữa mất ngủ… rất hiệu quả.Trong 100 g tim lợn cung cấp 81 kcalo năng lượng, 15,1 g chất đạm, 3,4 g chất béo, 7 mg canxi, 213 mg phốt pho, 5,9 mg sắt, 8 mcg vitamin A, 0,34 mg B1, 0,49 mg B2 và 5,7 mg PP.

Do chứa nhiều dinh dưỡng và cholesterol, vậy nên với thực phẩm này bạn không nên ăn quá nhiều để tránh bị dư thừa chất, tránh các tình trạng béo phì gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình. Với trẻ em còn gây khó tiêu. Vậy nên theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, đối với người lớn có thể ăn 100g 1 lần. Còn đối với trẻ nhỏ chỉ nên ăn 50g 1 lần ăn.

Thận lợn - Chứa chất gây vô sinh

Công dụng:Thận của lợn hay còn được gọi với tên khác là thận heo (cật lợn ) đây là một trong những bộ phận của lợn được sử dụng nhiều. Theo như Tây y, cật heo có nhiều chất đạm, béo, canxi, photpho, sắt và các vi tamin quan trọng như vitamin A, Vitamin B1, Vitamin C… Thận lớn được dùng nhiều nhất, nhiều hơn cả bởi tính phổ biến của lợn, cũng như màu sắc trắng hồng, ngon và dễ ăn hơn thận động vật khác.

Còn trong Đông y, thận lợn có tính hàn, vị mặn, không độc, có công hiệu ích tinh, bổ thận tráng dương, thường được dùng làm thực phẩm bổ thận sử dụng trong điều trị thận hư, suy yếu tình dục, mộng tinh, di tinh và các bệnh liên quan đau khớp, mỏi lưng, ù tai…

Nguy hại: Theo nghiên cứu trước đây của các bác sĩ bệnh viện Changgeng, Đài Loan, việc ăn nhiều thận sẽ khiến phái mạnh giảm khả năng sinh lý. Các chuyên gia tại đây phát hiện, trong gan, thận lợn, bò, dê… có hàm lượng cadmium cao. Chất này khi xâm nhập thường xuyên vào cơ thể có khả năng gây ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, gây ngộ độc hoặc dị tật thai nhi. Thậm chí, cadmium còn có nguy cơ gây vô sinh ở nam giới, bởi nó làm giảm số lượng tinh trùng, có hại cho nhiễm sắc thể, khiến tinh trùng khó gặp trứng.

Phổi lợn - chứa nhiều bụi bẩn

Công dụng:Phổi lợn ít khi được sử dụng phổ biến như gan lợn, nhưng cũng là nguyên liệu được sử dụng để chế biến các món ăn ngon nếu biết khéo léo kết hợp. Trong đông y, phổi lợn cũng là bộ phận được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh như trị lao phổi, viêm phế quản, ho ra máu...

Nguy hại: Giống như gan, phổi cũng là nơi tích tụ rất nhiều độc tố. Hơn nữa, lợn là loài vật sống gần mặt đất, thường xuyên hít phải lượng rất lớn bụi bẩn, đất cát và các kim loại nặng. Bởi vậy, khi ăn phổi lợn, khả năng cao sẽ hấp thụ vào cơ thể các chất bẩn, không có lợi cho sức khỏe. Ngay cả khi đã được làm sạch thì phổi lợn cũng không nên được ăn thường xuyên, đặc biệt là người già, người có hệ miễn dịch kém.

Tiết lợn - chứa nhiều độc tố

Công dụng: Có nhiều đạm với nhiều axit amin tối cần thiết cho cơ thể. Tiết còn chứa hàm lượng lecithin, sắt và một số nguyên tố cần thiết khác.. nên ăn tiết lợn tốt cho sức khỏe.

Không an toàn: Nếu bạn không cẩn thận mua tiết lợn chết, lợn ốm hoặc tiết không còn tươi thì đó là một vấn đề khác. Tiết của lợn nếu ăn chín sẽ không sao nhưng rất nhiều người có sở thích ăn tiết canh.

Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Lưu ý khi ăn nội tạng động vật

- Khi mua nội tạng nên chọn ở những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.

- Quá trình chế biến cần đảm bảo vệ sinh, nấu chín kỹ mới ăn.

- Khi bảo quản, để thực phẩm đã chín ở nơi sạch sẽ và cao ráo, không để chung với thực phẩm sống, tránh tình trạng bị lây nhiễm từ các nguồn thực phẩm bẩn khác.

- Không nên nội tạng động vật thường xuyên cũng như ăn quá nhiều: Người trưởng thành chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần (khoảng 50-70 g một lần), trẻ em ăn 2 lần một tuần (khoảng 30-50 g mỗi lần).

- Người thừa cân, béo phì, người già, người bị rối loạn mỡ máu hoặc mắc bệnh lý tim mạch tốt nhất không nên dùng các món ăn chế biến từ nội tạng động vật.

Nguồn: Tổng hợp