Dạng bài phân biệt từ láy và từ ghép thường gặp như sau:


a. Cho một nhóm từ, phân riêng nhóm từ láy và từ ghép.


Ví dụ: Chia các từ sau thành 2 nhóm, nhóm từ láy và nhóm từ ghép: Bối rối, kháu khỉnh, róc rách, đo đỏ, sách siếc, múa may, chim chóc, phố phường, nhẹ nhàng, buôn bán, mồm miệng, lành mạnh, đi đứng, phương hướng, mong manh, học hỏi.


b. Cho 1 nhận định, sau đó yêu cầu học sinh xác định đúng sai.


Ví dụ: Gạch chân các nhận định sai trong các câu dưới đây:


+ Từ mồm miệng là từ láy


+ Từ lành mạnh từ là ghép


+ Từ mong manh là từ ghép


+ Từ học hỏi là từ láy


c. Cho một đoạn thơ, đoạn văn, xác định số lượng từ láy trong đoạn trên.


Hầu hết kiểu bài tập thuộc dạng bài phân biệt từ ghép và từ láy đều cố ý đưa ra các từ ghép có hình thức giống như từ láy.


Học sinh cần luôn luôn phải nhớ, ngoài việc dựa vào đặc điểm hình thức của từ láy và từ ghép, thì sự phân biệt căn bản là từ ghép thì thường hai tiếng đều có nghĩa, còn từ láy thường chỉ một tiếng có nghĩa.


Ví dụ: từ nhẹ nhàng thì tiếng nhẹ có nghĩa, tiếng nhàng không có nghĩa -> từ láy


Từ học hành thì tiếng học có nghĩa và tiếng hành có nghĩa -> từ ghép