Nhanh lên con, cẩn thận đấy, đừng nói chuyện với người lạ, nhà ta không có tiền mua thứ đó... là những điều bố mẹ không nên nói với con???


Có sách cho rằng, hối "nhanh lên con" làm cho con thêm stress nhưng theo mình thì tùy mức độ mà thôi, để con tự lập thì mình nên cho con 1 khoảng thời gian nhất định nào đó để đi giày, đội mũ hoặc mặc quần áo. Ban đầu dĩ nhiên con như thạo thì mình kiên trì hướng dẫn, khi con quen rồi thì có lẽ không cần hối thúc nữa các mẹ nhỉ? Chỉ là do mình muộn giờ nên hối con mà thôi!


An ủi "không sao rồi con" có làm con thấy tồi tệ hơn chăng? Bởi con khóc tức là con không ổn! Việc của bạn là giúp con hiểu và ứng phó với cảm xúc của bản thân chứ không phải là coi nhẹ nó. Hãy dành cho con một cái ôm nồng ấm và thừa nhận cảm xúc của con bằng những câu giải thích ngắn gọn mà dễ hiểu để con nhận thấy điều con vừa trải qua thật sự cũng không có gì to tát, trấn an con để con thấy rằng mọi việc vẫn ổn thôi!


"Cẩn thận đấy!"Bạn đừng nói khi con đang chạy giỡn nhé, bởi làm bé phân tâm và dễ ngã hơn đấy. Do đó hãy nói trước khi con chơi để con luôn điều chỉnh hành động của mình.


“Đừng nói chuyện với người lạ”


Đây là một khái niệm mà trẻ rất khó nắm bắt. Kể cả khi trẻ gặp một người không quen, cũng có thể trẻ không nghĩ đó là người lạ nếu người đó đối xử tốt với chúng. Thêm vào đó, trẻ có thể hiểu sai nghĩa câu nói này và từ chối sự giúp đỡ của cảnh sát hoặc nhân viên cứu hỏa nếu đó là những người trẻ không quen biết.


Thay vì cảnh báo trẻ về những người lạ, hãy thử dựng lên một kịch bản, chẳng hạn như “Con sẽ làm gì nếu một người đàn ông con không biết cho con kẹo và đề nghị chở con về nhà?” Hãy lắng nghe câu trả lời của con, sau đó hướng dẫn con cách hành xử hợp lý. Có rất nhiều trường hợp trẻ bị một người quen, chứ không phải người lạ bắt cóc, do đó bạn nên nói với con rằng: “Nếu ai khiến con buồn bực, sợ hãi hoặc bối rối, khó xử, hãy nói ngay với mẹ”.


Các bậc cha mẹ thường dùng câu "Chúng ta không có tiền mua thứ đó" khi con đòi mua một món đồ chơi mới. Nhưng câu nói này có thể khiến con nghĩ rằng bạn không thể kiểm soát được tài chính – một chuyện khá đáng sợ với trẻ, Jayne Pearl, tác giả cuốn “Kids and Money” cho biết. Ngoài ra, những đứa trẻ đã lớn có thể nhắc lại câu nói này của bố mẹ khi họ quyết định mua một món đồ đắt tiền. Do đó, hãy dùng một cách khác để truyền đạt ý tương tự, chẳng hạn như “Chúng ta sẽ không mua món đồ này vì chúng ta đang tiết kiệm tiền cho những thứ quan trọng hơn”.