Em xin mở topic này để chia sẻ cùng các mẹ phương pháp học tiếng Anh vô cùng hiệu quả để giúp các con thi vào các trường chuyên và đại học


Bản thân em đã áp dụng rất rất thành công : em học cấp 2 chuyên Toán một trường ở Nam Định và chỉ quyết định thi vào cấp 3 chuyên Anh khi hết hoc kỳ 1 năm lớp 9. Nhưng nhờ phương pháp học ngoại ngữ này mà em đã thi đỗ thủ khoa chuyên Anh Lê Hồng Phong Nam Định ( một trường học mơ ước của tất cả các bậc phụ huynh và học sinh tỉnh Nam Định), vượt qua hàng trăm thí sinh khác, đặc biệt là các thí sinh đã có thâm niên học chuyên Anh từ nhỏ. Sau đó, em tiếp tục đỗ cả 2 trường đại học: Đại học ngoại ngữ- ĐHQGHN ( Sư phạm ngoại ngữ) và Đại học NN Thanh Xuân ( nay là đại học Hà Nội). Và một lần nữa phương pháp này giúp em thi đỗ cao học ĐHNN-ĐHQGHN dễ dàng mà không một ngày phải đi học ôn luyện ở trường . Học đại học, em học ngoại ngữ 2 là tiếng Pháp nhưng thú thật kiến thức chỉ như cưỡi ngựa xem hoa cho nên 2 năm sau khi ra trường và quyết định thi cao học em chẳng còn nhớ gì cả. Vì thế em còn áp dụng phương pháp này để học tiếng Pháp 1 tuần trước ngày thi và kết quả là em đã trở thành học viên cao học.



Phương pháp đó cụ thể như sau:


Để thi vào các trường chuyên và đại học, học sinh chỉ cần nắm vững : từ vựng và ngữ pháp. Phương pháp này giúp học sinh làm chủ từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh một cách đầy đủ, dễ dàng và thú vị:


Ngữ pháp:


Dùng “ sơ đồ tư duy” của “bộ não siêu việt”, tác giả hàng đầu thế giới về não bộ Tony Buzan: cho phép hệ thống toàn bộ ngữ pháp tiếng Anh trên 1 trang giấy hoặc một chủ đề ngữ pháp trên 1 trang giấy -à giúp học sinh có 1 cái nhìn toàn cảnh và biết mình đang học ở đâu, ở giai đoạn nào; học sinh nắm rõ quy trình mình cần phải học những gì mới đủ cho 1 kỳ thi “quyết định”. Việc này giống như khi ta định đi từ điểm A đến điểm B và đã xác định được rõ trong đầu cần phải đi những con đường nào, tuyến phố nào.


Ví dụ, khi học về cách sử dụng mạo từ A/An trong tiếng Anh, em tạo sơ đồ tư duy như sau:






Học sinh có 1 cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ các cách sử dụng , các trường hợp không sử dụng, các trường hợp đặc biệt, vị trí của A/An trong câu. Bên cạnh đó việc tự vẽ các hình ảnh thêm vào các chủ đề, vẽ các màu sắc khác nhau làm cho học sinh cảm thấy việc học thú vị và ghi nhớ bài rất lâu.


Việc học này khác hẳn cách học và ghi chép truyền thống bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, học sinh mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, học sinh vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não khi ghi nhận thông tin.


Chính nhờ “ sơ đồ tư duy” này mà em đã “ chiến thắng” môn tiếng Pháp như kể ở trên. Có rất nhiều từ mới trong đề thi mà em không nhớ nổi nhưng nhờ sơ đồ tư duy em biết từ như nào là động từ, từ như nào là danh từ, những từ như nào thì thuộc giống cái…và có thể đoán được nghĩa của các từ mới.


Khi học lớp 9 em chưa hề biết đến sơ đồ tư duy này, nhưng đã vô tình dùng chính phương pháp này để học nên kết quả thật tuyệt vời


Từ vựng: Dùng phương pháp “ liên kết tưởng tượng”
của TS. Michael Gruneberg
và “ thành phố thân yêu”


- Để ghi nhớ 1 từ mới, liên kết từ mới và tiếng mẹ đẻ. Ví dụ từ SHOES nghĩa là đôi giày và được đọc là “Su”. Như vậy học sinh có thể tưởng tượng 1 hình ảnh như sau:


1 người đàn ông thay vì đi 1 đôi giày vào chân thì lại đi 1 củ “su hào” to đùng


hoặc thay vì thái su hào để nấu canh thì lại thái 1 đôi giày


-à với hình ảnh tưởng tượng hài hước, học sinh học từ mới rất nhanh, nhớ rất lâu và nhớ cả cách phát âm


Quy tắc để liên kết tưởng tượng đó là: tưởng tượng bằng hình ảnh, phóng đại hình ảnh, có tính hài hước và hình ảnh chuyển động


- Dùng phương pháp “ thành phố thân yêu” để học từ:


đầu tiên chọn 1 thành phố rất quen thuộc và yêu thích. Sau đó cứ học 1 từ mới lại liên kết gắn với những hình ảnh trong thành phố đó:


ví dụ khi học danh từ thì gắn các danh từ đó với các đồ vật trong thành phố thân yêu: học từ bread ( bánh mỳ) thì liên kết ngay tới cửa hiệu bánh mỳ quen thuộc vẫn mua…


học động từ thì liên kết tới 1 sân vận động


học tính từ thì liên kết tới 1 công viên…



Đó là phương pháp mà em đã sử dụng để học ngoại ngữ. Ngoài ra, em còn nghiên cứu rất nhiều các phương pháp học tập của các tác giả nổi tiếng nước ngoài. Em đã đúc kết và hệ thống lại nhưng ở đây em không chia sẻ hết được vì dài quá.


Lý do em viết bài chia sẻ này vì em có 2 đứa cháu gái: 1 vừa thi chuyên anh trường Ams, 1 vừa thi khối D ngoại thương. Chúng nó học tiếng Anh miệt mài và học thêm rất nhiều nhưng lượng kiến thức để ghi nhớ không được nhiều. Đến lớp học thêm cô cho các dạng bài,các chủ đề, rồi giải thích, chữa bài…ngay lúc đó thì nhớ và hiểu nhưng sang buổi học tiếp với chủ đề mới là lại quên ngay chủ đề, từ mới của buổi trước. Em nhận thấy kiến thức nhiều là 1 chuyện nhưng cách học và cách dạy để nhớ kiến thức đó mới là yếu tố quyết định.


Em còn 1 đứa cháu gái nữa năm nay lên lớp 9 và sẽ thi vào trường Ams và chuyên ngữ. Em quyết định luyện thi cho nó bắt đầu từ tháng 8 này, bù đắp lại lỗi không luyện cho 2 đứa kia. Tuy nhiên em muốn dạy theo 1 nhóm tối đa 10 đứa để tạo không khí thi đua học. Mẹ nào muốn cho con tham gia nhóm này thì báo em nhé. Tel: 0983665508



Tuy nhiên em sẽ cho làm 1 bài test trước, ai được 5 điểm trở lên thì em mới nhận. Em dồn toàn bộ tâm huyết để chắc chắn nhóm này phải đỗ và để chứng minh tính hiệu quả của phương pháp này. Em thiết kế toàn bộ bài giảng theo phương pháp của Tony Buzan và
TS. Michael Gruneberg


Ah, mẹ nào có nhu cầu đọc sách “ phương pháp ghi nhớ” của Tony Buzan để biết cụ thể và chi tiết hơn thì email cho em để em gửi cho bản copy nhé hoặc gọi cho em : 0983665508