Rèm cửa sổ xuất hiện ở đâu ?Rèm cửa sổ là vật liệu thiết yếu trong mọi không gian của chúng ta. Rèm xuất hiện ở khắp nơi, từ phòng khách, phòng ngủ, nhà tắm, bếp… trong không gian của một ngôi nhà đến văn phòng làm việc, khách sạn, spa, shop …


Vì cửa sổ là ô thoáng để lấy gió và ánh sáng nên sự xuất hiện kéo theo tất yếu của rèm cửa sổ để điều tiết ánh sáng cũng là điều dễ hiểu.


webtretho


Màn cầu vồng dễ dàng chỉnh sáng


Tác dụng của rèm cửa sổ ?Hiểu một cách chi tiết, rèm cửa sổ cũng có 2 công dụng, đặc tính.


Thứ nhất về tính công năng: rèm cửa sổ giúp điều chỉnh ánh sáng vào căn phòng theo ý người sử dụng. Một số loại rèm còn có thể điều chỉnh được cả lưu lượng gió vào phòng.


Thứ hai về tính thẩm mỹ, rèm giúp trang trí, trang hoàng, tô điểm thêm cho không gian nội thất của căn phòng thêm xinh xắn, đẹp đẽ. Bạn nên chú ý cả 2 yếu tố này khi chọn rèm nhé.


webtrethoCửa sổ được lắp đặt rèm vải 2 lớp


Vậy rèm cửa sổ có bao nhiêu loại ?Hiện nay có rất nhiều lựa chọn cho rèm cửa sổ. Sự đa dạng của các loại rèm đôi khi làm cho người mua hàng bối rối. Vinman sẽ giúp bạn giới thiệu và thống kê lại một cách dễ hiểu về các loại rèm cửa sổ nhé.


Có 2 loại rèm chính là rèm vải ( curtains) và màn sáo ( blinds). Trong 2 loại đó lại được phân chia ra làm nhiều loại nhỏ hơn theo tiêu chí về hình dáng.


Rèm vải bao gồm rèm vải 1 lớp, rèm vải 2 lớp, rèm vải 3 lớp, rèm ore, rèm chiết ly…


webtretho


Rèm vải 1 lớp làm cho cửa sổ trở lên hiện đại


Click vào đây để xem thêm các mẫu rèm vải mới nhất


Màn sáo gồm các loại như màn sáo ngang, màn sáo lá đứng ( màn sáo dọc), màn roman, màn cầu vồng…



webtretho


Màn sáo tiện sử dùng, gọn gàng


Click vào đây để xem chi tiết các mẫu màn sáo



Rèm vải và màn sáo có điểm khác nhau lớn nhất là màn sáo gọn gàng hơn, còn rèm vải sẽ chiếm nhiều không gian diện tích hơn. Thông thường, màn sáo thường được sử dụng nhiều ở các không gian văn phòng, shop, …


Rèm vải thường được ưu tiên trong các không gian để ở như nhà, căn hộ, biệt thự, khách sạn. Nếu bạn thích sự thướt tha và kiểu cách, bạn có thể chọn rèm vải.


Nếu bạn cần sự gọn gàng, thanh mảnh, chuyên nghiệp, bạn nên chọn màn sáo.


Bí quyết chọn lựa rèm cửa sổ sao cho phù hợp với từng không gian ?Có một số vị trí chuyên dụng bắt buộc phải dùng những loại rèm chuyên dụng để đúng với tiêu chí công năng, tiện lợi cho người dùng. Ví dụ cửa sổ phòng tắm, bếp không nên dùng rèm vải mà nên dùng màn sáo vì rèm vải rất dễ bẩn và ẩm mốc nếu để trong các khu vực này. Hơn nữa màn sáo đáp ứng được sự gọn gàng, sạch sẽ, dễ vệ sinh lau chùi.



webtrethoMàn cầu vồng dễ vệ sinh, không bám mùi, bám bụi


Xem các mẫu màn cầu vồng mới nhất tại đây.



Nếu bên dưới cửa sổ người dùng đặt các đồ nội thất sát tường như giường, tủ, kệ, bàn trang điểm… thì cũng không nên chọn rèm vải vì rèm vải sẽ chiếm không gian từ 15-25 cm từ tường ra, gây vướng víu khi sử dụng.


Cửa sổ phòng ngủ nên lựa chọn các loại rèm có tính năng chống nắng cản nhiệt tốt.


Phòng ngủ phải đủ tối thì giấc ngủ mới đảm bảo sức khoẻ cho gia chủ được.



webtretho



Cửa sổ phòng khách đôi khi chỉ cần 1 lớp vải voan mỏng để trang trí, không cần quá cầu kỳ. Màn cầu vồng, màn sáo gỗ cũng là những lựa chọn ưu việt cho không gian phòng khách.


Với cửa sổ hay vách kính văn phòng, các loại màn sáo cuốn, màn sáo lá ngang, lá dọc luôn tạo nên sự gọn gàng và tính chuyên nghiệp cho không gian làm việc sang trọng.



webtrethoMàn sáo thường được sử dụng cho văn phòng.Kích thước rèm cửa sổ hợp lý là bao nhiêu ?


Tuỳ vào cửa sổ có kích thước như thế nào mà ta đo kích thước rèm để cắt may cho hợp lý. Cửa sổ có thể có hình vuông, hình chữ nhật hay cửa sổ vòm. Cách đo rèm cho màn sáo cũng khác với cách đo rèm cho màn vải.


Lời khuyên của VinMan là hãy để các chuyên viên tư vấn của chúng tôi đến tư vấn và đo đạc về kích thước cho các bạn, tránh sai sót trong khi lắp đặt . Đôi khi chỉ đo dư 1cm thôi là bộ màn cửa đã không thể lắp được đúng ý rồi. Những cửa có kích thước lớn có thể chia nhỏ ra làm 2 hoặc nhiều bộ để đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện lợi khi sử dụng.


Chất liệu và màu sắc nào cho rèm cửa sổ?Tuỳ vào không gian nội thất, rèm sẽ được chọn các chất liệu sao cho phù hợp. Về vật liệu có thể kể tên một số vật liệu thông dụng để làm rèm cửa sổ.


Đối với rèm vải có các loại vải voan, vải gấm, vải bố, vải nhung, vải cao su, vải thun….



webtrethoRèm vải gấm cản sáng 100%


Đối với màn sáo có các vật liệu như polyester, fiberglass, gỗ, nhôm,…Rèm là đồ nội thất


thường được lắp đặt cuối cùng trong căn phòng nên chọn màu sắc rèm cũng nên dựa trên những màu sắc của các đồ nội thất được lắp đặt trước đó.


Đầu tiên nên xét xem không gian nội thất đó là không gian hiện đại, cổ điển hay bán cổ điển. Sau đó dựa trên tone màu chủ đạo của căn phòng, màu tường, màu sàn, màu trần, màu bàn ghế tủ kệ… để chọn màu rèm sao cho phù hợp.


Tóm lại:Muốn chọn đúng rèm cho cửa sổ, trước hết chúng ta phải hiểu đúng về nó. Những kiến thức VinMan cung cấp ở trên là những kiến thức tổng quát nhất, hi vọng các bạn có cái nhìn đúng nhất về rèm để có thể đưa ra được những lựa chọn đúng nhất trong thời gian ngắn nhất khi trang hoàng những bộ rèm cửa của mình.


Bạn nên gọi hỏi ý kiến chuyên gia về lĩnh vực này để có được những tư vấn xác đáng nhất vì mỗi công trình là một trường hợp riêng biệt. Chúc bạn sức khoẻ và chọn được cho mình bộ rèm cửa sổ ưng ý nhất nhé .! ( Đội ngũ VinMan)