Nhà bà chị mình đang muốn sửa lại bếp nên thời gian vừa rồi Bả có lang thang đi lựa mấy thiết bị nhà bếp. Sau khi xem xét và lựa chọn thì có chốt lại mấy nhãn hàng để mình tư vấn, chọn lựa lần cuối. trong danh sách Bả đưa thì toàn thấy sản phẩm đắt tiền giá mắc tiền như Brant, Fagor. Teka và còn có 2 tên khác là Giovani và Chefs. Mình làm trong nghề nội thất cũng lâu rồi nên cũng biết một vài tên tuổi lớn, nhưng mấy năm gần đây ít bán máy loại hàng bếp gas, mhk, lò nướng... bởi vì 10 nhãn hàng thì có đến 9 thương hiệu là do các công ty Việt Nam nhập hàng China về gắn nhãn Âu, Mỹ, Hàn, Nhật để bán lừa người tiêu dùng nên chẳng còn muốn bán. Hồi trước bán hàng thì cũng biết TK, Fagor, Bosch, Elextrolux, Elica, chứ không biết hai cái hãng Giovani và Chefs xuất xứ ở đâu? nên phải nhờ ông anh Google kiếm giúp.


và khi gõ giovani gas cooker g-323 get và giovani electromagnetic stove g-323 get thì toàn thấy mấy cửa hàng ở VN bán, còn không thấy xuất hiện ở bất kỳ trang web nước ngoài nào. vậy mà nó chém tới 28.9tr / 1 cái bếp. còn ông Chefs thì khi gõ kết quả bằng tiếng anh còn không thấy hiển thị.


Làm thêm cái test domain thì thấy chỉ có website giovani.vn do một ông VN đứng tên.


Rút ra kết luận: lại có thêm 2 thằng lừa đảo tham gia vào đội ngũ lừa đảo rất hùng hậu tại Việt Nam.


Nhân sự việc này lại nói lại chuyện cũ. có 1 công ty chuyên bán bếp tại Việt Nam, có thị phần bán ra đứng hàng đầu Việt Nam. là người đi tiên phong trong việc đưa hàng tầu lên tầm giá châu âu. anh ta làm một cái logo có biểu tượng làm người ta liên tưởng đến châu âu, đẻ ra một cái tên thương hiệu nghe cũng rất là Tây... vậy là lừa được rất nhiều người, sau một thời gian làm ăn được và cũng có thể do nhiều người hỏi xuất xứ nên anh ta lại bay sang Spain đăng ký nhãn hiệu ở xứ Bò tót và sự nghiệp cứ lên như diều gặp gió và có lẽ noi theo tấm gương của anh nên rất rất nhiều thương hiệu Đức, Ý, Tây ba nha, Hàn quốc được sinh ra ở cái xứ sở này. Chắc có lẽ ở cái xứ sở mắn đẻ này nên mấy đứa con Châu Mỹ, châu Âu được sinh ra từ cặp bố Tầu, mẹ Việt này càng lúc càng nhiều và ở đâu cũng có. tôi kể thêm một trường hợp nữa để các bạn nếu có mua hàng thì hãy cẩn thận hơn. cách đây mấy năm, có một cô bạn sau khi đi hội chợ Vietbuild thì có chọn được một mớ thiết bị vệ sinh hàng Nhật bản với giá khá là rẻ. thế là cổ nhờ tôi đi coi giùm. khi đến gian hàng của họ thì thực sự thấy bất ngờ vì khi nhìn sản phẩm thì cũng không phải là rẻ vì nhìn thực tế thì nó không dám sánh với hàng trung bình khá của Việt nam. vậy là lại nhờ anh google mở cuộc điều tra. và thật bất ngờ, công ty mẹ bên Nhật bản họ chỉ sản xuất mỗi cái nắp bồn cầu thông minh thôi, còn các sản phẩm khác như vòi nước, bồn tiểu, bồn cầu, bồn tắm, sink... đều là do ông Việt nam phối ngẫu với ông Trung quốc mà ra. Nhiều khi nghĩ mà đau xót lắm các bạn ạ. Việt Nam là một đất nước nghèo, có thu nhập thấp nhất thế giới, nhưng luôn phải mua hàng với giá cao, không tương xứng với chất lượng. vì vậy qua bài này tôi muốn nhắc nhở với các bạn: "hãy làm người tiêu dùng thông minh, hãy xem xét thật kỹ trước khi quyết định mua một món hàng, để tránh bị lừa, tiền mất tật mang".


và sau đây là chốt một vài cách để tìm hiểu về sản phẩm:


1. Nếu sản phẩm là xuất xứ nước ngoài thì ít nhất nó phải có website ở nước sản xuất ra sản phẩm, Trên website ít nhất phải có địa chỉ, số ĐT, nhà máy tại nước sx.


2. Trên sản phẩm ngoài tiếng anh thì phải có thêm tiếng bản ngữ


3. Trang web phải có ít nhất hơn 10 năm ( vì các hãng lớn tồn tại mấy chục năm thì website không thể mới chỉ có mấy năm được)


4. Nếu hàng đã có đại lý, có website ở Việt Nam ( *.vn) thì phải có ít nhất ở vài quốc gia khác.


5. Hàng hóa phải được mua bán trao đổi ở các trang mạng khác ít nhất là phải tìm thấy trên amazon, ebay, và nhiều trang mạng khác, và được nhiều đại lý, cửa hàng trên khắp thế giới rao bán.


6. Đôi khi hàng bán tại VN không phải xuất xứ châu âu vì vậy bạn hãy kiểm tra xem mã số sản phẩm đó có trên trang web chính không? có bán ở các trang web tại nước nó sx hay không? nếu không có thì có thể dòng hàng đó do nhà phân phối VN nhập từ TQ về bán kèm theo.


7. và để chắc ăn thêm thì hãy kiểm tra tên miền xem nó thuộc sở hữu của ai? có từ bao giờ?


Và trên đây là một số gợi ý để tránh mua phải hàng Tầu giá Châu Âu. chúc các bạn sẽ mua được sản phẩm như ý, đúng giá!