Tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện bụng cứng ở trẻ nhỏ
Bụng cứng ở trẻ nhỏ có thể có nguyên nhân từ cả yếu tố sinh lý lẫn bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân và biểu hiện phổ biến:
- Bé bú quá no: Trẻ sơ sinh thường có phần bụng nhô lên sau khi bú no, tuy nhiên nếu bụng cứng kéo dài có thể do bé bú quá no.
- Cấu trúc ruột: Sự phát triển của ruột bé lớn hơn kích thước ổ bụng, cùng với lớp cơ yếu làm cho bụng trẻ dễ bị căng cứng.
Nguyên nhân bệnh lý
- Rối loạn tiêu hoá: Bụng căng cứng thường đi kèm với các triệu chứng như đầy bụng khó tiêu, táo bón, hoặc viêm dạ dày ruột.
- Dị ứng Lactose: Khó tiêu hóa lactose có thể gây ra các triệu chứng như bụng căng cứng, đầy hơi.
Cách khắc phục tình trạng trẻ bụng to căng cứng
- Thay đổi tư thế cho bú: Khi trẻ bú có thể nuốt phải nhiều không khí làm cho bụng bé căng chướng. Khi cho con bú các mẹ cần thay đổi tư thế phù hợp, nếu trẻ bú bình thì để ý khớp cắn cho đúng, không để bé nuốt nhiều không khí vào bụng khi con bú.
- Vỗ ợ hơi cho bé: Sau khi cho trẻ bú xong cần vỗ ợ hơi cho bé và ôm bé thẳng người, đầu kề lên vai mẹ và vỗ nhẹ lưng trẻ để hơi trong bụng thoát ra ngoài.
- Dùng sữa công thức khác: Với trẻ bị tức bụng, cứng bụng do dùng sữa công thức thì mẹ hãy cân nhắc đổi sang loại sữa khác cho bé với loại sữa hỗ trợ tiêu hóa.
- Massage bụng bé: Massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột cho trẻ, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu.
- Tăng cường chất xơ: Tình trạng khó chịu, cứng bụng của trẻ do táo bón thì bố mẹ cần bổ sung thêm cho con chất xơ, kết hợp uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa giúp con dễ đi ngoài.
Ngoài ra, với những trẻ có biểu hiện tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa làm cho trẻ bị khó tiêu, cứng bụng. Bố mẹ nên kết hợp sử dụng thêm probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ khuẩn ruột, tạo tiền đề giảm nhanh các dấu hiệu chướng bụng, bụng cứng, táo bón khó tiêu… và phòng ngừa nhiều bệnh lý tiêu hóa cho trẻ.